Tài liệu Pháp âm mưu thôn tính Việt Nam từ lâu

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Pháp âm mưu thôn tính Việt Nam từ lâu


    Sau các cuộc phát kiến địa lí lớn ở thế kỉ XV và XVI, chủ nghĩa Tư bản và các nước phương Tây được xác lập và đẩy mạnh các cuộc xâm lăng thuộc địa. Việc cướp đoạt châu Mỹ và phương Đông trong thế kỉ XVI đã làm cho Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở thành các quốc gia giầu mạnh nhất Sang thế kỉ XVII, Hà Lan mạnh lên, cũng đến Hội An (1636) và Phố Hiến lập thương điếm. Để gây thanh thế và ảnh hưởng ở Việt nam, Hà lan đã can thiệp vào cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, giúp Trịnh đánh Nguyễn (1642-1643) nhưng việc không thành.

    Đầu thế kỉ XVIII người Anh có mặt ở Phố Hiến, Thăng Long. Đến đầu thế kỷ XIX (1802) Anh cho quân chiếm đảo Côn lôn, phái binh lính người Mã Lai (Ma-lai-xi-a) đến đóng giữ. Năm 1803, binh lính Mã Lai đã phối hợp với viên quan trấn thủ người Việt Nam nổi dậy tiêu diệt quân Anh, lấy lại đảo.

    Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư bản Pháp ngày càng chú ý tới Việt nam thông qua các tài liệu của Hội truyền giáo hải ngoại Pháp cũng như của những giáo sĩ Pháp mà người tiêu biểu là A-lếch-xăng-đơ-Rốt (Alexndre de Rhodes).

    Đờ-Rốt đến Việt nam từ 1624, ở Việt Nam khoảng 17 năm, tích cực truyền bá đạo thiên chúa ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc: Sau thời kỳ phục vụ vua Bồ Đào Nha, năm 1645 A-lếch-xăng-đờ-Rốt mở cuộc vận động lập các tòa giám mục Pháp ở Viễn đông và hệ thống công giáo bản xứ. Năm 1664 Hội truyền giáo hải ngoại Pháp được thành lập ở Paris. Trong các năm tiếp theo, các giáo hội tích cực hoạt động, vừa truyền đạo, vừa buôn bán, vừa tích cực chuẩn bị lập một dự án xâm lăng Việt Nam.

    Sau chiến tranh 7 năm giữa Anh và Pháp (1756-1763), nước Pháp thua trận, phải nhường sự chiếm đoạt Ấn Độ cho Anh, Pháp chỉ còn được làm chủ một số thị trấn ven biển. Từ đó tư bản Pháp càng muốn có các thuộc địa ở Viễn đông, nhất là tại Việt nam, nơi mà các giáo sĩ của Hội truyền giáo hải ngoại Pháp và các thương gia của công ty Đông Ấn Pháp đã từng quen biết từ thế kỷ XVII.

    Cho dù Công ty Đông ấn của Pháp sau đó bị giải thể, các tàu buôn Pháp không qua lại buôn bán nữa, song các giáo sĩ Pháp vẫn lén lút vào Việt Nam hoạt động.

    ã Tại Đàng Ngoài một số giáo sĩ đội lốt thương gia ở lại Phố Hiến tiếp tục truyền giáo

    ã Ở Đàng Trong, một số giáo sĩ dưới sự chỉ đạo của Bá đa lộc (Pignau de Béhaine), người đã từng phụ trách một chủng viện ở Hòn Đất (Kiên giang), vẫn lén ở lại miền Tây đất Gia Định. Nhờ vậy sau khi chúa Nguyễn bị phong trào nông dân Tây Sơn đánh đổ, giám mục Bá Đa Lộc đã nảy ra ý đồ giúp Nguyễn Phúc Ánh với hy vọng đi trước các nước châu Âu khác, chiếm lấy Việt Nam nhằm khuếch trương thế lực công giáo.

    Về phần mình,sau khi đã cầu cứu phong kiến Xiêm, để cho quân Xiêm tàn phá đất Việt Nam từ Hà Tiên, Rạch Giá đến Vĩnh Long rồi quân Xiêm bị Nguyễn Huệ tiêu diệt ở Rạch Gầm - Xoài Mút (Định Tường), năm 1785 Nguyễn Ánh đã quay sang cầu xin bọn thực dân Tây Âu giúp đỡ.Tại thời điểm đó, chẳng những Pháp mà còn cả Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đều có phái nhân viên đến liên lạc với Nguyễn Ánh, đề nghị được ”viện trợ”. Bản thân Nguyễn Ánh cũng có ý định sang Batavia (In-đô-nê-xi-a) để cầu viện Hà Lan hoặc sang Goa (Ấn độ) cầu viện Bồ Đào Nha, nhưng cuối cùng do có mối quan hệ từ trước, ông ta quyết định nhờ vả người Pháp.

    Cuối năm 1784, được sự ủy nhiệm của Nguyễn Ánh, Pi nhô đờ Bê hen (Bá đa lộc) đã đem theo ấn tín và người con trai của Ánh là Nguyễn Phúc Cảnh (hoàng Tử Cảnh) lúc đó mới 6 tuổi đi cầu viện Pháp. Trong một tài liệu nói về cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Bá Đa Lộc và Nguyễn Ánh, được trích trong một bức thư do Bá Đa Lộc viết vào tháng 12/1784 có một đoạn như sau: ”Sau khi sửa chữa xong thuyền . chúng tôi giong buồm về đảo Pulo Punjan (Phú Quốc) để từ đó vượt qua vịnh Xiêm-la. Ở đây một lần nữa chúng tôi đã gặp nhà vua Đàng trong; ông kể lại cho nghe lí do vì sao ông đã sang Xiêm. Họ mượn cớ giúp ông trở lại ngôi vua và lợi dụng danh nghĩa ông để cướp bóc dân chúng. Chính vào thời điểm này, nhà vua đã giao cho tôi chăm sóc người con trai mới lên 6 tuổi mà tôi hiện đem theo đây . sau đó chúng tôi vượt vịnh Xiêm La đến Malaque ngày 19 tháng 12”

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...