Luận Văn Phân vùng môi trường địa lý tỉnh Bạc Liêu và tác động của biến đổi khi hậu trên địa bàn tình theo cá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG, MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
    1.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG, MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
    1.1.1. Môi trường

    Trong “Luật bảo vệ môi trường” đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX, kì họp thứ tư thông qua ngày 27-12-1993 định nghĩa khái niệm môi trường như sau:
    “ Môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” (Điều 1. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam)
    Ngoài ra, môi trường còn được định nghĩa: “Môi trường lá các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hóa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội con người.”
    1.1.2. Môi trường địa lí
    Môi trường địa lí: Là bộ phận của Trái Đất có liên quan mật thiết với sản xuất và sinh hoạt của xã hội loài người. Môi trường địa lí mở rộng dần cùng với sự phát triển của mối quan hệ hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên bao quanh, khi con người càng ngày càng sử dụng nhiều nguyên vật liệu tự nhiên, càng ngày càng bay cao lên vũ trụ và xuống sâu trong lòng đất. Trong tương lai, Môi trườn địa lí sẽ khớp với lớp vỏ địa lí.
    Môi trường địa lí: Là bộ phận của không gian Trái Đất, mà xã hội loài người ở một thời kì nhất định có mối tác động qua lại trực tiếp với nó, có nghĩa là mội trường địa lí có liên quan mật thiết nhất với đời sống và hoạt động sản xuất. ( Theo Kalexnic, Địa lí kinh tế xã hội đại cương).
    1.1.3. Địa lí môi trường
    Địa lí môi trường là một nhánh của khoa học địa lí, mô tả về khía cạnh không gian trong sự tương tác giữa con người với thế giới tự nhiên. Ngành này đòi hỏi sự hiểu biết về địa chất, khí tượng, thủy văn, sinh địa lí, sinh thái học và địa mạo học.
    1.1.4. Sinh thái môi trường
    Sinh thái môi trường là một ngành khoa học nghiên cứu mối tương tác giữa một cá thể hay một tập đoàn sinh vật với một hoặc một tổ hợp các yếu tố hoàn cảnh xung quanh của cá thể hoặc tập đoàn cá thể đó. (Lê Huy Bá, Môi trường, NXB ĐHQG TPHCM)
    1.1.5. Sinh thái cảnh quan
    Sinh thái cảnh quan là khoa học nghiên cứu và cải thiện mối quan hệ giữa không gian và các quá trình sinh thái trong vô số các quy mô cảnh quan và các cấp tổ chức.
    1.2. MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ
    Phân vùng địa lí tự nhiên: bộ môn địa lí tự nhiên chuyên nghiên cứu, phát hiện hệ thống các khu vực tự nhiên đồng nhất về phát sinh, do đó mà có những đặc thù riêng, không lặp lại trong không gian. Có hai nhân tố phát sinh chủ yếu:
    - Nhân tố địa đới chi phối bởi sự phân bố năng lượng Mặt Trời không đều trên Trái Đất, tạo ra các vòng đai nóng, ôn hoà, lạnh và các đới rừng, xavan, hoang mạc .
    - Nhân tố phi địa đới chi phối bởi năng lượng kiến tạo trong lòng đất, hình thành các châu lục, các xứ núi, cao nguyên, đồng bằng và các miền địa chất - địa hình phân hoá chi tiết trong các xứ.
    Tại các khu vực địa lí nhỏ hơn nữa, có sự thống nhất của cả hai nhân tố, tạo nên các tổng thể lãnh thổ có sự đồng nhất cao. Phân vùng địa lí tự nhiên bao gồm cả hai khâu phân vị và phân loại. Ngoài phân vùng tổng hợp nói trên, còn có phân vùng từng thành phần của địa lí tự nhiên như phân vùng địa mạo, phân vùng khí hậu, phân vùng thuỷ văn, phân vùng thổ nhưỡng, phân vùng sinh vật. Chúng bổ sung cho nhau để tạo ra sự nhận thức đầy đủ và chính xác môi trường tự nhiên.
    Như vậy, tương tự như phân vùng địa lí tự nhiên, để phân vùng môi trường địa lí, người ta cũng sẽ sử dụng các nhân tố phát sinh. Các nhân tố đó sẽ quy định các đặc trưng khác nhau của từng khu vực. Các nhân tố trội thường được sử dụng làm căn cứ để phân vùng như: khí hậu, địa hình
    1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
    1.3.1. Khái niệm

    Theo GS TSKH Lê Huy Bá: "BĐKH là sự thay đổi đáng kể, lâu dài các thành phần khí hậu, "khung" thời tiết từ bình thường vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang một trạng thái thời tiết mới, đạt các tiêu chí sinh thái khí hậu mới một cách khác hẳn, để rồi sau đó, dần dần đi vào ổn định mới".
    Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.
    1.3.2. Nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu
    Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
    Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:
    + Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
    + Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
    + Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
    + Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
    + Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
    + Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
    Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 và đã thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững.
    1.3.3. Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam
    - Kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng năm 1994 trong Báo cáo về biến đổi khí hậu ở châu Á do Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ.
    - Kịch bản biến đổi khí hậu trong Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, (Viện KH KTTVMT, 2003).
    - Kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng bằng phương pháp tổ hợp (phần mềm MAGICC/SCEN GEN 4.1) và phương pháp chi tiết hóa (Downscaling) thống kê cho Việt Nam và các khu vực nhỏ hơn (Viện KH KTTVMT, 2006).
    - Kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng cho dự thảo Thông báo lần hai của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (Viện KH KTTVMT, 2007);
    - Kịch bản biến đổi khí hậu xây dựng bằng phương pháp tổ hợp (phần mềm MAGICC/SCEN GEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê (Viện KH KTTVMT, 2008);
    - Kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực Việt Nam được xây dựng bằng phương pháp động lực (Viện KH KTTVMT, SEA START, Trung tâm Hadley, 2008).
    Miền tính và sản phẩm mô phỏng nhiệt độ trung bình năm (0C), lượng mưa (mm) của mô hình PRECIS cho Việt Nam vào cuối thế kỷ 21
    - Số liệu quan trắc mực nước biển tại các trạm của Việt Nam.
    - Các nghiên cứu của Việt Nam về nước biển dâng như công trình Thủy triều biển Đông và sự dâng lên của mực nước ven bờ Việt Nam; Đánh giá sự huỷ hoại do mực nước biển dâng; . của Trung tâm Hải văn (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - Bộ TNMT).
    * Kịch bản Biến đổi khí hậu
    Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và (7) Khả năng chủ động cập nhật.
    Trên cơ sở phân tích các tiêu chí nêu trên, kết quả tính toán bằng phương pháp tổ hợp (MAGICC/SCEN GEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê (minh họa trên Hình 8) đã được lựa chọn để xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam



    Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2).
    Các kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời kỳ dùng làm cơ sở để so sánh là 1980-1999 (cũng là thời kỳ được chọn trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC).
    Các kịch bản biến đổi khí hậu cho các vùng khí hậu của Việt Nam trong thế kỷ 21 có thể được tóm tắt như sau:
    + Về nhiệt độ
    Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.
    - Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 khoảng từ 1,6 đến 1,9oC và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,4oC (Bảng 1).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...