Tiểu Luận Phân tính các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    phântính các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

    Lời mở đầu :
    Kinh doanh quốc tế đã xuất hiện rất sớm cùng với quá trình giao lưu trao đổi, mua bán hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia. Cùng với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản, kinh doanh quốc tế và các hình thức kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển. Với những lợi thế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý các công ty xuyên quốc gia trên thế giới đã và đang nâng cao vị thế và tăng cường thị phần của mình trong khu vực và trên thế giới nói chung.
    Kinh doanh quốc tế được hiểu là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
    Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, đối với nền kinh tế từng quốc gia và thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế và các hình thức kinh doanh quốc tế ngày càng đa dạng và trở thành một trong những nội dung cực kỳ quan trọng trong quan hệ kinh tế hiện đại.
    Để hoạt động kinh doanh quốc tế được diễn ra một cách thuật lợi thì một phần không thể thiếu đó là “ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” . Muốn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra tốt đẹp thì chúng ta phải nắm rõ các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy nhóm chúng em đưa ra bài “phân tính các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”
    Bài tiểu luận này gồm có 4 phần :
    1. Nội dung cơ bản của các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
    2. Các trường hợp áp dụng.
    3. Nguyên tắc áp dụng các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
    4. Các vấn đề chú ý khi áp dụng các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
    5. Phân tích sự khác biệt nguồn luật điều chỉnh Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với nguồn luật của hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.
    I. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.
    1. Các điều ước quốc tế.
    Trong trường hợp luật quốc gia chưa có quy định đầy đủ hoặc các bên không thỏa thuận được về lựa chọn luật nước nào để điều chỉnh hợp đồng, một điều ước quốc tế có liên quan có thể được dẫn chiếu áp dụng, làm cơ sở cho quan hệ hợp đồng đó.
    Có thể kể đến một số công ước về luật điều chỉnh cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như:
    - Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế.
    - Công ước Lahay ngày 15/06/1955 về luật áp dụng vào hợp đồng mua bán quốc tế.
    - Công ước Rome và Quy tắc Rome I về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
    - Các hiệp định thương mại song phương và đa phương.
    a. Nội dung cơ bản của Công ước Viên 1980
    Công ước Viên 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội dung chính sau:
    Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1- 13)
    Như tên gọi của nó, phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng (từ Điều 1 đến Điều 6), đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng. Công ước cũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...