Luận Văn Phân tích yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật. So sánh với ngôn ngữ cảu các loại văn bản khá

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A/LỜI MỞ ĐẦU
    Hoạt động quản lí nhà nước là một hoạt động vô cùng to lớn, để thực hiện việc quản lí đó các chủ thể có thẩm quyền đã ban hành các văn bản pháp luật. Vì thế, văn bản pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng nên các văn bản pháp luật được xây dựng với những yêu cầu chặt chẽ về cả nội dung và cả về hình thức. Nội dung của văn bản sẽ không thể được truyền tải đúng nếu ngôn ngữ trong văn bản không chính xác, không khoa học, khó hiểu, rườm rà. Trong phạm vi bài viết này, chúng em xin chọn đề tài “ Phân tích yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật. So sánh với ngôn ngữ cảu các loại văn bản khác và minh họa banừg ví dụ cụ thể”
    I/ Yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật
    1. Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật là ngôn ngữ viết
    Đặc điểm cơ bản của văn bản pháp luật là được xác lập bằng ngôn ngữ viết.
    - Ngôn nhữ viết cho phép các nhà quản lí có thể lụa chọn chính xác từ ngữ, câu cú để trình bày rõ ràng, rành mạch ý chí của mình hơn nữa các từ ngữ được lựa chọn có tính chính xác cao, mang tính khái quát, phổ thông nhất. Như vậy, chủ thể quản lí có thể biểu hiện rõ ràng, đầy đủ, đúng đắn ý chí của mình, từ đó mà đối tượng quản lí cũng dễ dàng nắm bắt và thực hiện nội dung của văn bản pháp luật.
    - Chỉ có ngôn ngữ viết mới có khả năng lưu trữ, sao gửi các cơ quan nhà nước dễ dàng quản lí hệ thống văn bản pháp luật.
    2. Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật là ngôn ngữ tiếng việt
    Văn bản pháp luật phải đựợc viết bằng tiếng Việt, phải tuần theo những quy tắc chung của tiếng Việt, dó đó không thể nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật tách rời ngôn ngữ dân tộc. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ khác nhau trong đó tiếng việt là chiếm đã số, được đưa vào giảng dạy trong giáo dục và được xem là chữ quốc ngữ. Vì đặc tính thông dụng và phổ biến nên văn bản pháp luật được viết bằng tiếng việt sẽ dễ dàng đến với nhân dân, hiệu quả của việc thực hiện văn bản cũng sẽ cao hơn, do đó đạt đựoc hiệu quả cao nhất trong quá trình chuyển tải ý chí của chủ thể quản lí nhà nước.
    Tuy chưa có quy định chung đối với mọi văn bản pháp luật về vấn đề ngôn ngữ nhưng hiện tại trong pháp luật đã có quy định về việc sử dụng tiếng Việt để soạn thảo một số laọi văn bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...