Chuyên Đề Phân tích xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay
    *Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức
    Nền kinh tế thế giới đã có những bước tiến hết sức to lớn trên nhiều mặt trong đó nổi bật hơn cả là chuyển từ một nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Cùng vời những biến đổi đó cơ cấu kinh tế giữa các ngành cũng có những biến đổi như sau:
    - Giảm tỷ trọng của các ngành nông nghiệp – công nghiệp trong nền kinh tế, gia tăng mạnh mẽ các ngành dịch vụ.
    - Xuất hiện những biến đổi sâu sắc trong nội bộ ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp truyền thống sản xuất ra các hàng hóa vật chất kể cả các ngành công nghiệp nặng đang ngày càng kém hiệu quả, mất ần vai trò quan trọng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
    - Các ngành sử dụng nhiều hàm lượng tri thức phát triển với tốc độ cao và hiệu quả
    - Cơ cấu lao động có sự biến động mạnh. Lực lượng lao động ttrong các khu vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp giảm nhanh chóng, chiếm tỷ lệ thấp trong khi lao động trong các ngành thông ttin và dịch vụ chiếm đa số.
    *Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin – động lực phát triển kinh tế tri thức
    Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng tỏa rõ vai trò động lực trong nền kinh tế tri thức. Hầu hết các nền kinh tế phát triển khi định hướng chiến lược xây dựng nền kinh tế tri thức đều bắt đầu từ khâu đột phá là công nghệ thông tin.
    Công nghệ thông tin tiếp tục là động lực quan trọng số một để phát triển trong nền kinh tế tri thức. Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại là yếu tố đưa tri thức khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, con người có thể khám phá ra những lĩnh vực mới, sáng tạo những tri thức mới, sản xuất ra của cải vật chất mới nhờ vào công nghệ thông tin.
    Công nghệ thông tin tiếp tục thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa: tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưua hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu.
    Việc truyền tải nhanh chóng thông tin làm cho tốc độ sản xuất kinh doanh càng nhanh hơn, do vậy chu kỳ tồn tại của kỹ thuật và sản phẩm ngày càng ngắn lại. Các khâu sản xuất, cung ứng và tiêu thụ đều phải thay đổi phù hợp với điều kiện thông tin nhanh chóng; làm cho khoảng cách giữa người sản xuất với người tiêu dùng ngày càng thu hẹp lại và dần dần mất đi.
    Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế tri thức
    Công nghiệp công nghệ thông tin đang dần dần chhiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là sự kết hợp hữu cơ ba bộ phận công nghiệp: máy tính, truyền thông và nội dung thông tin đang tạo ra vai trò và tính chất mới của công nghiệp công nghệ thông tin. Công nghiệp công nghệ thông tin đang trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ tạo ra nhiều việc làm và nhiều ngành nghề kinh tế mới và làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông qua một hệ thông hỗ trợ như viễn thông thương mại, điện tử, dịch vụ truyền thông đa phương tiện.
    *Thương mại điện tử ngày càng thể hiện tính ưu việt so với các phương thức giao dịch truyền thống
    Thương mại điện tử là gì
    Đặc trưng của hình thức giao dịch mới thông qua thương mại điện tử
    Thứ nhất: Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biệt nhau từ trước; nó cho phép mọi người cùng tham gi từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhật thiết quen biết vối nhau
    Thứ hai, các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia còn thương mại điện tử được thực hiện trong một nền thị trường không có biên giới.
    Thứ ba, trong hoạt đông giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể trong đó không thể thiếu là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...