Tiểu Luận Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    T
    rong tiến trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, với những xu thế vận động và bối cảnh khách quan của nền kinh tế thế giới và khu vực, với những tác động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội để tránh khỏi bị tụt hậu Việt Nam đang đứng trước thời cơ mới và thách thức mới. Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, để đưa đất nước phát triển nhanh Đảng ta đã khẳng định ” Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài”
    Nhà bác học vĩ đại Archimedes có câu nói nổi tiếng: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên". Có nghĩa người ta sẽ dựa vào điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó. Tương tự trong tài chính người ta sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ hữu hiệu để khuếch đại dòng tiền. Từ đó trên thị trường chứng khóan các nhà đầu tư có thể phát biểu lại câu này như sau :"Hãy cho tôi một đòn bẩy tài chính đủ lớn, tôi có thể nâng hạ thị trường theo ý mình”.
    Đối với các doanh nghiệp nói chung ngoài nguồn vốn sẵn có để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng quy mô, đầu tư mua sắm và đầu tư vào những hoạt động khác, doanh nghiệp cần phải huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Những khoản này gọi là những khoản nợ.







    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐÒN BẨY TRONG
    KINH DOANH
    1. Đòn bẩy trong doanh nghiệp
    Trong lĩnh vực tài chính, thuật ngữ “ đòn bẩy” được sử dụng thường xuyên. Cả nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp đều sử dụng đòn bẩy nợ để tạo ra tỷ suất sinh lợi trên tài sản hoạt động lớn hơn. Tuy nhiên, sử dụng đòn bẩy tài chính không hề là một sự đảm bảo chắc chắn thành công và khả năng xuất hiện các khoản lỗ cũng tăng lên nếu nhà đầu tư hay doanh nghiệp ở vào một vị thế có tỷ lệ đòn bẩy nợ cao. Doanh nghiệp thường hay sử dụng 2 loại đòn bẩy: đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính.
    Có ba yếu tố cơ bản của đòn bẩy
    + Lực tác động
    + Cánh tay đòn
    + Vật cần bẩy
    1.1. Đòn bẩy tài chính (financial leverage)
    Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay. Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này.
    Đòn bẩy tài chính : sử dụng chi phí tài trợ cố định nhằm nổ lực gia tăng lợi nhuận cho cổ đông (EPS) Thể hiện việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hi vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty
    Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...