Báo Cáo Phân tích vị trí việc làm của cán bộ công chức ở phòng Tư pháp thuộc UBND Quận Thanh Xuân- Hà Nội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO THỰC TẬP - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH - 5/2012

    NỘI DUNG ĐỀ TÀI
    Lý do chọn đề tài:
    Trên thế giới hiện nay, có hai mô hình cơ bản về tổ chức công vụ là mô hình chức nghiệp và mô hình việc làm. Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh việc áp dụng mô hình việc làm trong tổng thể nền kinh tế thị trường là rất phù hợp. Các nước phát triển như Mỹ, Canada, Anh đã áp dụng rất thành công xây dựng nên một Chính phủ hiệu quả. Ngày nay, trong xu thế cải cách công vụ nhiều nước có nền công vụ chức nghiệp đang dịch chuyển sang nền công vụ việc làm với các mức độ khác nhau. Nghiên cứu nền công vụ ở Việt Nam có thể thấy rõ đặc trưng cơ bản của mô hình chức nghiệp. Tại kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khóa XII đã thông qua Luật Cán bộ công chức. So với các quy định pháp luật hiện hành, Luật Cán bộ công chức có nhiều quy định mới về vị trí việc làm( điều 7). Tuy nhiên, những thay đổi trong văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động công vụ vẫn chưa nhiều về lượng và chưa đủ về chất. Cách quản lý nhân sự vẫn còn mang tính chắp vá, xử lý theo sự vụ chứ chưa có một cái nhìn tổng thể, hệ thống. Công chức được phân loại theo ngạch bậc mà không gắn với vị trí công việc cụ thể mà gắn với trình độ đào tạo. Đây là nguyên nhân dẫn tới việc người có trình độ chuyên môn cao thì làm việc thấp tạo nên sự bất hợp lý trong bố trí nhân sự.
    Nhằm tránh tình trạng trên, nhiều cơ quan nhà nước đã tiến hành nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu vị trí việc làm sao cho phù hợp nhất. Bản chất của việc xác định cơ cấu vị trí việc làm là nhằm phân giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các tập thể, cá nhân gắn với cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở khối lượng công việc cần thực hiện, cơ quan sẽ phân tích, thiết kế công việc theo từng chuyên môn hóa và phân giao cho cá nhân, nhóm phụ trách tùy theo yêu cầu công việc cụ thể và năng lực của công chức. Kết quả của việc phân tích vị trí việc làm là một cơ cấu tổ chức hoàn thiện, hợp lý. Công việc được phối hợp thực hiện rất ăn khớp, hài hòa, thông suốt từ việc tạo lập được cơ cấu vị trí việc làm khoa học và lựa chọn được nhân sự hợp lý. Qua đó tạo lập một môi trường làm việc hiện đại và tạo động lực làm việc cho công chức nhờ vào việc bố trí đúng người đúng việc đúng vị trí.
    Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện các chức năng như hộ tịch; kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; trợ giúp pháp lý và hòa giải cơ sở đặc biệt là hai chức năng mới là trách nhiệm bồi thường nhà nước và công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Từ chức năng theo quy định của pháp luật và thực tế cho thấy khối lượng công việc thực hiện rất lớn và khá phức tạp yêu cầu chuyên môn vững chắc. Chính vì vậy việc xây dựng vị trí việc làm đảm bảo đủ, đúng và khoa học, lựa chọn nhân sự phù hợp là rất cần thiết để hoàn thành tốt công việc. Cơ cấu vị trí việc làm hiện tại đã đảm bảo hợp lý cho việc hoàn thành công việc. Muốn vậy phải phân tích mỗi vị trí việc làm của cán bộ công chức tại phòng là điều cần thiết.
    Vì vậy, em lựa chọn đề tài “ Phân tích vị trí việc làm của cán bộ công chức ở phòng Tư pháp thuộc UBND Quận Thanh Xuân- Hà Nội” với mong muốn đề tài này của tôi sẽ góp thêm một vài ý kiến hữu ích để phóng Tư pháp tham khảo.
    Nội dung chính của đề tài: gồm 3 chương.
    Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND QUẬN THANH XUÂN.
    Chương 2: TÌM HIỂU CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA PHÒNG TƯ PHÁP THUỘC UBND QUẬN THANH XUÂN.
    Chương 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA PHÒNG TƯ PHÁP UBND QUẬN THANH XUÂN.

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    KẾ HOẠCH THỰC TẬP VÀ NÔỊ DUNG THỰC TẬP. 2
    Chương 1. 8
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND QUẬN THANH XUÂN 8
    1. Uỷ ban nhân dân quận Thanh Xuân. 8
    1.1. Vị trí địa lý. 8
    1.2. Về kinh tế- xã hội và văn hóa. 8
    2. Phòng Tư pháp. 9
    2.1. Vị trí, chức năng. 9
    2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn. 10
    2.3. Cơ cấu tổ chức. 11
    3. Lý thuyết về vị trí việc làm 11
    3.1. Khái niệm về vị trí việc làm 11
    3.2. Mục đích, ý nghĩa. 12
    3.3 Phương pháp xác định vị trí việc làm 12
    3.4. Vị trí việc làm và ngạch công chức. 12
    Chương 2. 14
    TÌM HIỂU CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA PHÒNG TƯ PHÁP THUỘC UBND QUẬN THANH XUÂN 14
    1. Cơ cấu nhân sự của phòng Tư pháp. 14
    1.1. Cơ cấu trình độ học vấn. 14
    1.2. Cơ cấu trình độ lý luận chính trị 14
    1.3. Cơ cấu theo giới tính. 15
    1.4. Cơ cấu theo độ tuổi 15
    1.5 . Cơ cấu theo thâm niên. 15
    2. Tìm hiểu vị trí việc làm tại Phòng. 17
    2.1. Vị trí trưởng phòng Tư pháp. 17
    2.2. Vị trí phó phòng tư pháp. 19
    2.3. Vị trí chuyên viên hộ tịch. 21
    2.4. Vị trí chuyên viên chứng thực. 22
    2.5. Vị trí chuyên viên phổ biến và tuyên truyền pháp luật 23
    2.6. Vị trí chuyên viên văn phòng. 25
    3. Mối quan hệ giữa các vị trí việc làm trong phòng. 26
    3.1. Mối quan hệ trong thực thi nhiệm vụ. 26
    3.2. Mối quan hệ trong hoạt động tổ chức phòng. 28
    Chương 3. 30
    NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA PHÒNG TƯ PHÁP UBND QUẬN THANH XUÂN 30
    1. Nhận xét đánh giá vị trí việc làm của phòng Tư pháp. 30
    1.1. Ưu điểm 30
    1.2. Hạn chế. 31
    2. Nguyên nhân. 32
    3. Một số đề xuất 32
    KẾT LUẬN 34
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...