Tiểu Luận Phân tích vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Liên hệ thực ti

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU
    Nhân cách là thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của nó. Nói đến nhân cách chúng ta thường băn khoăn nhân cách thực chất là gì? Tại sao con người lại có nhân cách? Nhân cách được hình thành và phát triển như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hùnh thành và phát triển đó? Vai trò của các nhân tố đó ra sao? Chúng ta sẽ liên hệ gì đối với riêng mình? . Hàng loạt các câu hỏi đặt ra về nhân cách, và để giải quyết những thắc mắc nêu trên chúng ta hãy cùng nhau phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tế để rút ra bài học riêng cho mình.

    B. NỘI DUNG
    I. Khái: niệm về nhân cách
    1. Một số khái niêm liên quan
    Con người là một thực thể sinh học – xã hội. Dưới góc độ con người thuộc tự nhiên, con người là một tồn tại sinh vật ở bậc thang cao nhất của sự tiến hóa vật chất. Đồng thời, nhờ có đời sống xã hội lao động và ngôn ngữ, con người có khả năng ý thức và tự ý thức, đó là hình thức cao nhất của sự phản ánh hiện thực. Mặt sinh vật trong con người không thể tách khỏi mặt xã hội và ngược lại song bản thân cái tính đặc thù ở con người không phải do bẩm sinh, không phải do bản chất sinh vật của mình mà là ở quá trình sống, trong quá trình hoạt động, lao động, học tập đã cải tạo bởi nhiều thế hệ.
    Cá nhân là thuật ngữ được dùng để chỉ một con người cụ thể của một thành viên của xã hội. Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật – xã hội, nhưng được xem xét cụ thể riêng từng người, với những đặc điểm về sinh lý, tâm lý và xã hội để phan biệt cá nhân này với cá nhân khác trong cộng đồng.
    Chủ thể là thuật ngữ được sử dụng khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất định một cách có ý thức và có mục đích (hoạt động trí óc hay hoạt động chân tay, hoạt động lý luận hay thực hành), nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt động đó.
    Cá tính của con người là sự độc đáo của mỗi con người về thể chất và tâm lý (thể tạng, kiểu tinh thần, tính cách, khí chất, nhu cầu, năng lực, ). Cá tính của mỗi người được hình thành trên cơ sở của những tố chất di truyền, bằng hoạt động xã hội và giáo dục, dưới ảnh hưởng của những điều kiện xã hội và của môi trường xã hội mà trong đó con người sống được dưới giáo dục và làm việc, cũng như bằng hoạt động tự giáo dục của bản thân họ.
     
Đang tải...