Tiểu Luận Phân tích vai trò tác chiến của lực lượng phòng không - không quân trong chiến dịch Điện Biên Phủ nă

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    PHÂN TÍCH VAI TRÒ TÁC CHIẾN CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG-KHÔNG QUÂN TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 VÀ ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG 12 NGÀY ĐÊM THÁNG 12-1972

    1.Mở đầu

    Một dân tộc muốn đứng vững không những có một tiềm lực kinh tế to lớn mà còn phải có một nền quân sự hùng mạnh. Lịch sử thế giới đã minh chứng rằng, các dân tộc dù có phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội đến đâu mà không đảm bảo được về an ninh, quốc phòng thì sớm hay muộn cũng bị dân tộc hiếu chiến khác thôn tính. Loài người đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh. Từ xa xưa, đó là các cuộc xung đột giữa các bộ lạc. Phương tiện chiến đấu hết sức thô sơ, từ giáo mác, gậy gộc, đá .Trong thời kì đầu, các trận chiến chủ yếu diễn ra trên mặt đất. Chiến trường được mở rộng theo bước chân của người chiến binh. Theo sự phát triển của xã hội loài người, các cuộc chiến tranh trở nên qui mô hơn và các vũ khí, phương tiện chiến tranh cũng được hiện đại hoá dần lên. Chiến trường lúc này không chỉ diễn ra trên bộ mà còn được mở rộng ở trên biển, trên không. Như vậy, quan niệm về sự thắng bại ở chiến trường trên bộ quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh cũng thay đổi. Ngày nay, cùng với những phát kiến vượt bậc về khoa học, công nghệ, đặc biệt là sự ứng dụng của công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực quân sự thì các nhà quân sự cũng đề ra các chiến lược chiến lược, chiến thuật chiến đấu sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả cao nhất ở đây được hiểu tức là làm sao giành phần thắng nhanh chóng, ít tổn hao sinh lực, thực hiện các mục đích đã được đề ra. Quan sát một số cuộc chiến tranh gần đây ta thấy rằng, các đế quốc hùng mạnh về kinh tế và quân sự hầu hết đều sử dụng các phương tiện tiến công đường không để oanh kích đối phương, do đó tạo lợi thế to lớn trên chiến trường. Các phương tiện tiến công đường không là các vũ khí, trang thiết bị dùng để tiến công từ trên không vào các mục tiêu mặt đất, mặt nước .của đối phương, gồm: các phương tiện mang(máy bay ném bom, máy bay chở quân .), phá huỷ(máy bay, tên lửa .), dẫn đường đấu tranh điện tử(radar, vệ tinh .) . phục vụ cho tiến công đường không. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, những quả tên lửa của Đức đã được phóng sang đất Anh. Thời đó, Mỹ cũng đã có tên lửa phóng từ trên không được điều khiển theo lệnh vô tuyến. Cả Mỹ và Đức đều chế tạo được đầu tự dẫn cho người và bom ném từ máy bay. Thảm hoạ bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, đã cho thấy sức mạnh huỷ diệt của các phương tiện tiến công đường không. Sau chiến tranh, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, các phương tiện tiến công đường không cũng được phát triển nhanh chóng. Máy bay và tên lửa là loại vũ khí có thể giải quyết, khắc phục được mâu thuẫn giữa sự cơ động và địa hình, giải quyết mâu thuẫn giữa đột kích hoả lực với thời gian và không gian. Máy bay và tên lửa không bị giới hạn về không gian và thời gian. Ngoài ra các phương tiện này còn có thể đánh được vào toàn bộ đất nước đối phương chỉ trong thời gian ngắn, dù trong điều kiện địa hình phức tạp mà bộ đội lục quân không thể làm như thế được. Hỏa lực của máy bay và tên lửa cũng rất lớn. Do có tính ưu việt như vậy nên chúng ngày càng được phát triển và ngày càng chiếm ưu thế trong chiến đấu. Thực tế các cuộc chiến tranh gần đây cho thấy ,có trường hợp phải chống cuộc tiến công bằng hoả lực đường không đồng thời với chống tiến công trên bộ ,trên biển .Dù trong trường hợp nào ,chống tiến công bằng hoả lực đường không là rất quan trọng .Trong khi bộ đội lục quân của hai bên đánh nhau ở ngoài mặt trận thì ở hậu phương của nước bị xâm lược cũng bị kẻ xâm lược tiến công bằng hoả lực đường không .Cũng có trường hợp ,kẻ xâm lược dùng biện pháp tiến công hoả lực đường không trước ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt hậu phương của đối phương ,làm mềm chiến trường ,sau đó mới dùng biện pháp tiến công trên bộ và trên biển để xâm chiếm đất đai hòng đạt được mục đích cao hơn.
    Như vậy, sự tác động mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật hiện đại đã làm thay đổi căn bản chiến lược chiến đấu của các quốc gia. Bài tiểu luận này của em nhằm mục đích trước hết là làm rõ một chiến lược chiến tranh của đối phương-chiến tranh đường không. Tiếp theo là tìm hiểu về lực lượng phòng không-không quân của quân đội Việt Nam và những thắng lợi vang dội của lực lượng phòng không-không quân trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và trong 12 ngày đêm tháng 12-1972.
    -Trong tình hình thế giới hiện nay rất phức tạp .Các thế lực thù địch không ngừng đe doạ, tạo cơ hội để dòm ngó, xâm chiếm các nước nhỏ .Tiêu biểu như nước Mỹ, đã đưa ra học thuyết quân sự mới: Mỹ phải ra tay hành động trước khi các mối đe doạ nổi lên và chỉ có như vậy mới đảm bảo được anh ninh cho nước Mỹ và các nước đồng minh. Nước Mỹ đã phớt lờ vai trò của liên hiệp quốc và của cộng đồng quốc tế. Với sức mạnh quân sự áp đảo ,để thực hiện quyền tự vệ bằng đòn phủ đầu ,ông Bush quả quyết: “Mỹ không cho phép bất kì cường quốc nào đuổi kịp ưu thế hàng đầu mà Mỹ có được kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ ”, và rằng “Lực lượng của Mỹ đủ mạnh để ngăn cản các đối thủ tiẻm tàng tìm kiếm việc tăng cường quân sự với hi vọng đuổi kịp hoặc vượt Mỹ trong tương lai” .Với chiến lược an ninh này được công bố đồng nghĩa với sự cáo chung của “chiến lược kiềm chế” được thực hiện từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai . Vì lẽ đó, chính sách của nước ta là mềm dẻo, sẵn sàng làm bạn với các nước tuy nhiên không nhân nhượng đối phương. Mặt khác, ta phải giải quyết cho tốt các vấn đề như sắc tộc, tôn giáo . để kẻ địch không có cớ gây hấn, tấn công một đất nước có độc lập, chủ quyền.
    -Trong tình hình hiện nay, em thấy bộ môn giáo dục quốc phòng là rất quan trọng. Giáo dục quốc phòng không chỉ giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng yêu tổ quốc mà còn cho chúng em ý thức, trách nghiệm của một người công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Theo em, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức giáo dục khác nhau, các kiến thức về giáo dục quốc phòng phải thấm vào từng người dân Việt Nam.

    Cuối cùng, với tư cách là nam sinh viên của trường đại học Bách Khoa-một trường đại học kĩ thuật trọng điểm của đất nước, em tự nhận thấy trách nghiệm của mình. Trước hết, em cần phải nỗ lực, ra sức học hỏi, phấn đấu học thật tốt. Mặt khác, em cần phải nắm vững những công nghệ mới, các phát minh mới trên thế giới để khi tổ quốc cần sẵn sàng phục vụ. Một điều quan trọng nữa là việc bồi dưỡng, nâng cao ý thức chính trị, lòng yêu nước của bản thân. Các thế lực thù địch không ngừng tuyên truyền, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tầng lớp sinh viên chúng em phải đặc biệt cảnh giác, kịp thời phát hiện và ngăn chặn với các diễn biến trên. Có niềm tin là có tất cả. Chúng em, thế hệ trẻ tương lai của đất nước, luôn tin tưởng vào con đường của Đảng và Bác Hồ đã, đang và sẽ tiếp tục đi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...