Tiểu Luận Phân tích vai trò định hướng hoạt động kinh doanh của triết lý kinh doanh. Lấy thực tế một số doanh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Phân tích vai trò định hướng hoạt động kinh doanh của triết lý kinh doanh. Lấy thực tế một số doanh nghiệp để minh chứng.
    Trả lời: Nội dung kiến thức thuộc chương 2: Triết lý kinh doanh.
    1. Phân tích vai trò định hướng hoạt động kinh doanh của triết lý kinh doanh:
    Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn, tạo sức mạnh to lớn thành công của doanh nghiệp.
    Triết lý kinh doanh có vai trò:
    + Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của một doanh nghiệp. Đảm bảo nhất trí về mục đích trong doanh nghiệp. Định rõ mục đích của doanh nghiệp và dịch chuyển các mục tiêu này thành mục tiêu cụ thể.
    + Nội dung triết lý kinh doanh rõ ràng là điều kiện hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách có hiệu quả. Một kế hoạch mang tính chiến lược bắt đầu với một sứ mệnh kinh doanh đã được xác định một cách rõ ràng. Triết lý kinh doanh (thể hiện rõ qua bản sứ mệnh) được chuẩn bị kĩ được xem như bước đầu tiên trong quản trị chiến lược.
    + Triết lý kinh doanh cung cấp cơ sở hoặc tiêu chuẩn phân phối của nguồn lực tổ chức. Sứ mệnh hay mục đích của doanh nghiệp là một yếu tố môi trường bên trong có ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên môn như sản xuất, kinh doanh, marketing, tài chính và quản trị nhân sự. Mỗi bộ phận chuyên môn hay tài vụ này phải dựa vào mục đích hay sứ mệnh cảu công ty để đề ra mục tiêu của bộ phận mình.
    Vai trò định hướng kinh doanh của triết lý kinh doanh được khái quát qua những bước sau:
    ã Bước 1: Xác định sữ mệnh và các mục tiêu của tổ chức.
    ã Bước 2: Phân tích các đe dọa và cơ hội của thị trường.
    ã Bước 3: Đánh giá những điểm mạnh và yếu của tố chức.
    ã Bước 4: Xây dựng các chiến lược đã lựa chọn.
    ã Bước 5: Triển khai kế hoạch chiến lược.
    ã Bước 6: Triển khai kế hoạch chiến lược.
    ã Bước 7: Triển khai và đánh giá kết quả.
    ã Bước 8: Lặp lại quá trình hoạch định.
    Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vốn rất phức tạp và biến đổi không ngừng. Để tồn tại được doanh nghiệp cần có tính mềm dẻo, linh hoạt và hơn thế nữa, muốn phát triển được lâu dài , nó cần thêm năng lực chủ động kinh doanh với tính khôn ngoan sáng suốt. Tính định tính, sự trừu tượng cảu triết lý kinh doanh cho phép doanh nghiệp có sự linh hoạt nhiều hơn trong việc thích nghi với môi trường đang thay đổi và các hoạt động bên trong. Nó tạo ra sự linh động trong việc thực hiện, sự mềm dẻo trong kinh doanh. Nó chính là một hệ thống tạo nên cái “dĩ bất biến ứng vạn biến” của doanh nghiệp.
    Theo Peter và Waterman, chính triết lý kinh doanh mang tính định tính làm cho các công ty thành công hơn về tài chính so với những mục tiêu định lượng ( lợi nhuận, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, chỉ tiêu tăng trưởng) nó bù đắp cho chỗ yếu chỗ bất lực của cơ cấu tổ chức, của kế hoạch trước những cơ hội xuất hiện tình cờ khó đoán trước và không thể dự đoán chính xác.
    Triết lý kinh doanh có vai trò định hướng, là một công cụ để hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa của công doanh nghiệp. Nếu thiếu một triết lý kinh doanh có giá trị thì chẳng những tương lai lâu dài của doanh nghiệp có độ bất định cao mà ngay trong việc lập kế hoạch chiến lược và dự án kinh doanh của nó cũng rất khó khăn vì thiếu một quan điểm chung về phát triển giữa các tầng lớp, bộ phận của tổ chức doanh nghiệp. Sự trung thành với triết lý kinh doanh còn làm cho nó thích ứng với các nền văn hóa khác nhau ở các quốc gia khác nhau đem lại thành công cho các doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...