Tiểu Luận phân tích vai trò của pháp luật đối với kinh tế ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    A. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
    B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
    I. Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam trước đổi mới và sau đổi mới 3
    II. Khái niệm chung. 4
    III. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay 4
    1. Đặc điểm của nền kinh tế ở nước ta và sự tác động của chúng tới vai trò của pháp luật 4
    2. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế của nước ta hiện nay 5
    C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 8
    DANH MỤC THAM KHẢO 9















    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội thì pháp luật đóng vai trò ngày càng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Pháp luật được coi là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội, là phương tiện thực hiện, đảm bảo thực hiện và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân trong tất cả các hoạt động của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục Trong đó, pháp luật đóng vai trò đặt biệt quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta.
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I. Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam trước đổi mới và sau đổi mới
    Việt Nam là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất- kĩ thuật còn yếu kém, lao động chủ yếu là không qua đào tạo, năng suất lao động xã hội thấp, quản lí kinh tế còn thiếu chặt chẽ, nền kinh tế mất cân đối trầm trọng. Không những thế, nền kinh tế còn chịu hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh ác liệt, tàn dư của chế độ phong kiến, thực dân còn để lại. Cho nên, nền kinh tế của nước ta lại càng gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước theo mô hình kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa là: cơ chế hóa tập trung quan liêu bao cấp gây nên tâm lí ỷ lại vào Nhà nước làm hạn chế sự năng động, sáng tạo của người lao động, kìm hãm sự phát triển của sản xuất.
    Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra những thiếu sót, sai lầm trong cơ chế quản lí kinh tế và đã có những chính sách từng bước cải cách toàn diện nền kinh tế. Trong Đại hội VI (12/1986) của Đảng được coi là một mốc quan trọng trên con đường đổi mới toàn diện và sâu sắc đất nước trong đó có đổi mới kinh tế. Trong các Đại hội tiếp theo Đảng ta tiếp tục khẳng định, bổ sung và hoàn thiện các chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Điều 15 Hiến pháp 1992. Như vậy, kể từ năm 1986 đến nay, kinh tế Việt Nam được vận hành theo mô hình của nền kinh tế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


    II. Khái niệm chung
    Để hiểu được vấn đề cần nghiên cứu chúng ta phải hiểu: pháp luật là gì, kinh tế thị trường là gì?
    Pháp luật là: hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền cũng như của toàn xã hội và là công cụ điều chính các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.
    Kinh tế thị trường nền kinh tế mà trong đó những vấn đề như sản xuất là gì, sản xuất cho ai, sản phẩm phân phối như thế nào để được giải quyết thông qua thị trường.
    III. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay
    Pháp luật góp phần tích cực vào việc tổ chức, quản lí và điều tiết nên kinh tế. Pháp luật xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, hình thức sở hữu, chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, Qua đó tác động đến sự tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
    1. Đặc điểm của nền kinh tế ở nước ta và sự tác động của chúng tới vai trò của pháp luật
    Nền kinh tế của nước ta đang được xây dựng trên cơ sở nền sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực. Bởi vậy, Nhà nước phải tạo tiền đề cho nền kinh tế hàng hóa, nhiều thành phần với sự hình thành và phát triển đồng bộ của các loại hình thị trường như thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường dịch vụ
    Nền kinh tế của nước ta hiện nay được xây dựng và phát triển trên cơ sở nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, dựa chủ yếu trên hình thức sở hữu công, được quản lí bằng phương pháp hành chính, phương pháp mệnh lệnh, phục tùng và theo cơ chế quan liêu, bao cấp.Cho nên, pháp luật nước ta cần phải trở thành công cụ xóa bỏ triệt để cơ chế đó để thiết lập một cơ chế kinh tế mới đảm bảo cho kinh tế thị trường vận hành theo đúng các quy luật riêng của nó như: quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị Sự thay đổi của hệ thống pháp luật kinh tế phải đáp ứng được việc chuyển các quy định mang tính chất mệnh lệnh, phục tùng sang quy định mang tính chất bình đẳng kính thích sự năng động, sáng tạo của người lao động, coi trong chất lượng, hiệu quả và lợi ích.
    Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay lấy thành phần quốc doanh làm chủ đạo. Nhà nước nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, giải phóng sức lao động
    Nền kinh tế của nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế, phương pháp quản lí cuả kinh tế thị trường là để kích thích sản xuất, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước, phát triển kinh tế đúng hướng XHCN.
    2. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế của nước ta hiện nay
    a, Pháp luật xác lập và điều chỉnh các quan hệ sở hữu.
    Quan hệ sở hữu là quan hệ kinh tế cơ bản của xã hội nên quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản của công dân.
    Ở nước ta, pháp luật xác định rõ chế độ và hình thức sở hữu, vai trò và tác dụng của từng hình thức cũng như việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu. Ví dụ điều 58 Hiến pháp 1992 quy định: công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác; đối với đất Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.
    b, Pháp luật đóng vai trò là công cụ quản lí và điều tiết nền kinh tế
    Để điều tiết và quản lí nền kinh tế Nhà nước sủ dụng nhiều công cụ khác nhau nhưng trong đó pháp luật là công cụ quan trọng nhất, có tác động lớn nhất. Pháp luật thừa nhận sự tồn tại và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu tạo điều kiện cho chúng phát triển. Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm điều chính các quan hệ kinh tế theo hướng mà Nhà nước mong muốn. Chẳng hạn, Điều 22 Hiến pháp 1992 quy định: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mội thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.
    Thông qua các quy định về tài chính, tiền tệ, giá cả, lao động pháp luật góp phàn cơ cấu lại các ngành kinh tế nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lên một nước công nghiệp hiện đại, đồng thời điều tiết nền kinh tế theo hướng vừa đảm bảo tăng trưởng vừa đảm bảo tính ổn định. Ví dụ: trong nền kinh tế thị trường, giá cả của các hàng hóa là do quy luật cung cầu quy định, nhưng khi giá cả tị trường biến động mạnh thì Nhà nước quy định mức giá tối đa hoặc tung hàng dự trữ ra bán để tránh những cơn “sốt” giá không có lợi cho người tiêu dùng và cho nền kinh tế.
    c, Pháp luật là công cụ điều tiết lợi ích của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh tế
    Lợi ích kinh tế là vấn đề đặc biệt quan trọng trong một nền kinh tế. Bởi vì, lợi nhuận là mục tiêu, là động lực của chủ thể khi tham gia sản xuất, kinh doanh. Như vậy, để đạt được lợi nhuận cao thì các chủ thể áp dụng mọi biện pháp tích cực như: áp dụng khoa học- kĩ thuật hiện đại, tìm thị trường mới, nhưng cũng có cả những biện pháp tiêu cực như: là hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế, gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Vì vậy, mà pháp luật không thể thiếu để điều tiết lợi ích của các chủ thể.
    Pháp luật quy định khuôn khổ cạnh tranh để khuyến khích hành vi đúng mực, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời, quy định các biện pháp xử lí những hành vi không lành mạnh nhằm hạn chế, loại bỏ những hành vi này. Chẳng hạn Điều 28 Hiến pháp 1992 quy định: mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.
    Pháp luật thiết lập cơ chế hữu hiệu để giaỉ quyết nhanh chóng và hiệu quả các khiếu nại của người tiêu dùng. Hiện tại, quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam được bảo vệ trong các văn bản pháp luật như: luật doanh nghiệp, luật thương mại, doanh nghiệp nhà nước
    d, Pháp luật góp phần giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh từ nền kinh tế
    Cũng như các nước khác trên thế giới nền kinh tế của nước ta bộc lộ đầy đủ những ưu điểm và hạn chế của một nền kinh tế thị trường nói chung.
    Những ưu điểm của nền kinh tế nước ta hiện nay: Kinh tế thị trường kích thích việc áp dụng tiến bộ khoa học- kĩ thuật hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ sản xuất. Kinh tế thị trường có tính năng động và có khả năng thích nghi nhanh chóng. Tạo ra sự giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong nước và quốc tế . nhờ những ưu điểm này mà nền kinh tế của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn là đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ
    Bên cạnh những thành tựu to lớn đó thì nền kinh tế của nước ta cũng tồn tại nhiều khuyết điểm, nhiều vấn đề mà cần đến xã hội giải quyết, cần có sự tác động của Nhà nước và pháp luật như: khủng hoảng kinh tế, lạm phát, phân hóa giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp và đặc biệt là ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
    Trong nền kinh tế thị trường thì tình trạng thất nghiệp là một căn bệnh vô cùng khó chữa. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao. Vì vậy, pháp luật góp phần vào việc giảm bớt tình trạng này bằng việc quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội về việc giải quyết việc làm. Điều 55 Hiến pháp năm 1992 quy định: Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.
    Một trong kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc nếu thiếu đi sự can thiệp của Nhà nước và pháp luật. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các chủ thể kinh doanh ắt sẽ tạo nên kẻ giàu người nghèo. Bằng biện pháp thu thuế, chế độ trợ cấp, ưu đãi với những gia đình có công với đất nước, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, pháp luật đã góp phần giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
    Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Vì lợi nhuận mà các chủ thể khai thác vô kế hoạch thiên nhiên, trốn tránh việc sử lí chất thải công nghiệp, sử dụng các loại hóa chất, chất kính thích không đúng theo tiêu chuẩn dẫn đến tính trạnh ô nhiễm môi trườn trầm trọng. Vì vậy, mà các quy định của Hiến pháp ( điều 18), luật bảo vệ môi trường, luật đất đai đã có những quy định giúp Nhà nước quản lí, kiểm soát việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và khôi phục chúng.
    Ngoài những vấn đề trên, vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức cũng đang được đặt ra như một nhiệm vụ cho Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Trong văn kiện của Đại hội Đảng XI đã khẳng định phải từng bước phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta. Để đạt được như vậy thì ta phải nâng cao trình độ học vấn, kĩ thuật và tay nghề cho người lao động, khai thác tốt chất xám của mỗi con người.
    C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
    Từ những phân tích trên, một lần nữa ta thấy được tầm quan trọng của pháp luật đối với nền kinh tế nước nhà. Nhờ có những chính sách đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của đất nước mà nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại.











    DANH MỤC THAM KHẢO
    v Giaó trình lí luận nhà nước và pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, nxb Công An Nhân Dân, 2010, tr 109-110.
    v Hướng dẫn ôn tập môn học lí luận nhà nước và pháp luật, chủ biên PGS-TS Nguyễn Thị Hồi, Nxb Tư Pháp, 2010, tr 66- 67.
    v Luật hiến pháp Việt Nam, trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công An Nhân Dân, 2011, tr 159-186.
    v Giáo trình lịch sử kinh tế, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb ĐH Kinh Tế Quốc Dân, 2008, tr 443- 473.
    v Những nền tảng cơ bản của nề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chủ biên PGS-TS Lê Hồng Hạnh, Nxb Hà Nội, 2002, tr 9 -16.
    v Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và sửa đổi bổ sung năm 2001.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...