Đồ Án Phân tích vai trò của lời nói, tiếng động, âm nhạc trong báo chí phát thanh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

    Không phải là loại hình báo chí ra đời đầu tiên nhưng phát thanh là loại hình báo chí thu hút được lượng công chúng tương đối lớn bởi các lợi thế như ngắn gọn, nóng hổi, thân mật, tiện lợi.Với đặc trưng truyền tải thông tin qua phương tiện duy nhất là âm thanh, công chúng không mất nhiều thời gian khi tiêp cận với loại hình báo chí này. Họ có thể vừa nghe chương trình phát thanh vừa làm việc thậm chí như nấu cơm, giặt quần áo, chơi thể thao, ngồi trên xe khách hay đi bộ Vì vậy, báo phát thanh đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của thính giả Việt Nam.
    Trên con đường hội nhập, báo phát thanh, cũng như nhiều loại hình báo chí khác, ngày càng đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức để làm nên những chương trình phát thanh sống động, phù hợp với xu thế của thời đại, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền báo chí Việt Nam.
    Âm thanh tổng hợp bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc là phương tiện truyền tải duy nhất của phát thanh. Trong đó, tiếng động là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ và được phát trong các chương trình phát thanh.


    NỘI DUNG

    1. Phát thanh là loại hình báo nói

    Báo phát thanh là một loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận. Sự sinh động, kỳ diệu của âm nhạc, tiếng động, lời nói được chuyền qua làn sóng radio đã từng được thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt. Radio đóng vai trò là người đồng hành hữu ích trong cuộc sống, nó giúp cho con người giữ được mối quan hệ quan trọng đối với thế giới bên ngoài. Từ ngữ với sự hỗ trợ của âm thanh có thể gợi lên giúp người nghe tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng dù họ đang ở đâu, đang làm gì. Đối tượng của phát thanh là quảng đại quần chúng nhân dân lao động. Phát thanh còn là bạn tri âm của những người khiếm thị. Thông tin phát thanh không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Chiếc radio nhỏ có thể theo ngư dân ra khơi, theo người nông dân ra đồng, lên nương rẫy, theo các cụ già đi bách bộ hay theo những chuyến xe trong những cuộc hành trình. Có thể nói phát thanh là một loại hình báo chí chiếm ưu thế tuyệt đối so với bất cứ loại hình báo chí nào khác.
    Mặc dù là loại hình báo chí chỉ có phương tiện âm thanh để liên lạc nhưng phát thanh có rất nhều ưu thế như thông tin nhanh, phủ sóng rộng, tiếp nhận tiện lợi và có khả năng kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe.
    So với báo in, phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt vào phương thức thông tin sinh động bằng lời nói. Còn so với truyền hình, phát thanh vẫn là loại hình báo chí có khả năng thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất giúp thính giả tiếp cận sớm nhất với những sự việc, sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống xung quanh.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Đài tiếng nói Việt Nam (2002), Báo phát thanh, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội .
    2. Lý luận báo phát thanh- Đức Dũng, Nxb Văn hoá thông tin, HN 2003.
    3. www.songtre.com.vn
    4. www.diendanbaochi.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...