Tiểu Luận Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp ch

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    B. NỘI DUNG

    I. Khái niệm khiếu nại, tố cáo.
    a. Khiếu nại
    Khiếu nại là một hiện tượng xã hội được quan niệm và hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt thì khiếu nại là “Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét về một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý”.
    Về góc độ chính trị - pháp lí thì khiếu nại là một quyền dân chủ cơ bản của công dân được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện trong bộ máy nhà nước. Vì vậy quyền khiếu nại được coi là: “ Quyền để bảo vệ quyền”.
    Khiếu nại phát sinh khi quyền và lợi ích bị xâm phạm bởi hoạt động thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, là hình thức phản kháng của cá nhân, tổ chức đối với quyết định, hành vi của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Khiếu nại hành chính là việc công dân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức phát sinh trong lĩnh vực quản lí hàn chính nhà nước, mà người khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
    Khiếu nại tố cáo là việc công dân yêu cầu cơ quan tư pháp ( cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án ) cán bộ công chức có thẩm quyền trong cơ quan tư pháp xem xét lại những quy định, hành vi phát sinh trong lĩnh vực tư pháp mà người khiếu nại cho rằng quyết định hành vi đó đã vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
    b. Tố cáo
    Tố cáo là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, tố cáo được quan niệm khác nhau tùy theo mức độ, phạm vi, đối tượng tố cáo.
    Trong pháp luật nước ta, lần đầu tiên luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã quy định khái niệm tố cáo: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do luật này quy định báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhừ nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (khoản 2 điều 2).
    Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp. Pháp luật quy định công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước, tố chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất kì cơ quan tổ chức các nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gậy thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bản chất của tố cáo việc công dân phát hiện và báo cáo cho cơ quan nhà nước biết về hành vi vi phạm nào đó diễn ra trong đời sống xã hội. Chủ thể thực hiện quyền tố cáo là mọi công dân. Đối tượng của quyền tố cáo rất rộng bao gồm tất cả những hành vi vi phạm pháp luật do bất kì người nào thực hiện. Thông qua việc tố cáo vi phạm pháp luật, nhà nước có được một nguồn thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền kiểm tra xem xét có biện pháp xử
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...