Tiểu Luận Phân tích vai trò của hoạt động thiết kế trong các giai đoạn tố tụng (điều tra vụ án hình sự; xét sử

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ BÀI

    Trong quá trình thực hiện hoạt động tư pháp, các hoạt động tâm lý này được sử dụng thương xuyên. Chúng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nằm trong nhóm các hoạt động tâm lý cơ bản, hoạt động thiết kế ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích cơ bản của hoạt động tư pháp.

    Tại bài viết này, em xin trình bày vấn đề: “Phân tích vai trò của hoạt động thiết kế trong các giai đoạn tố tụng.”

    NỘI DUNG

    I. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ

    Thiết kế là tổng hợp các thao tác của tư duy và tưởng tượng nhằm dự đoán, lập kế hoạch hành động và cho ra các quyết định để đạt được các mục đích của hoạt động tư pháp.

    Hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp được tiến hành trên cơ sở của các quá trình nhận thức lý tính: tư duy và tưởng tượng. Bằng các quá trình nhận thức này, người cán bộ tư pháp dự đoán các tình huống có thể xảy ra (các khả năng có thể có về vụ án, phản ứng, hành vi, thái độ có thể có ở các chủ thể tham gia tố tụng). Qua đó, lập các kế hoạch cho quá trình hành động (kế hoạch điều tra vụ án, kế hoạch xét xử vụ án) và đưa ra các quyết định cụ thể (quyết định khởi tố, quyết định tạm giam, bản án ).

    Hoạt động thiết kế được tiến hành trong tất cả các hoạt động tư pháp như: hoạt động điều tra, xét xử các vụ án hình sự, hoạt động giải quyết các vụ án dân sự và hoạt động giáo dục, cải tạo người phạm tội.

    II. CÁC DẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

    Hoạt dộng thiết kế được tiến hành dưới ba dạng chính thức: dự đoán, vạch kế hoạch và ra quyết định.

    1. Dự đoán

    Dự đoán là hoạt động tư duy đặc biệt nhằm nhìn thấy trước diễn biến và kết quả của các quá trình trong hoạt động tư pháp.

    Hoạt động tư pháp mang tính bị động cao về mặt nhận thức, vì vậy không thể khẳng định một cách chính xác diễn biến và kết quả của hoạt động. Song dự đoán nó là một điều cần thiết. Việc dự đoán cần phải dựa trên những thông tin đã được thu thập về sự kiện đã xảy ra, các hiểu biết về tâm lý của các chủ thể tham gia tố tụng. Căn cứ vào các thông tin đã có, người cán bộ tư pháp hình dung những sự kiện, diễn biến hoặc kết quả sẽ xảy ra trong hoạt động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...