Tiểu Luận Phân tích vai trò của hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp ch

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 0

    NỘI DUNG 1
    I. khái niệm và yêu cầu đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước 1
    1. Khái niệm đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. 1
    2. Yêu cầu đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. 1

    II. Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước. 2
    1. Hoạt động giám sát của Quốc hội 2
    2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 4

    III. Vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. 6
    1. Vai trò hoạt động giám sát của Quốc hội đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. 7
    2. Vai trò hoạt động giám của hội đồng nhân dân đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. 8
    IV. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước .9


    KẾT LUẬN 11

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

    MỞ ĐẦU

    Đảm bảo pháp chế được củng cố, tăng cường và hoàn thiện là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân và cũng là yêu cầu của quá trình hoàn thiện con người và các quyền của họ trong xã hội, đặc biệt trong quá trình quản lí hành chính nhà nước. Trong các biện pháp pháp lí đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước, hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước giữ một vai trò quan trọng. Thông qua hoạt động giám sát cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp chỉ đạo cũng như kiểm tra mọi mặt công tác của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, giúp cho cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất Chính vì, vậy em đã chọn đề tài: “Phân tích vai trò của hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước” để làm bài tập lớn lần này.
    NỘI DUNG

    I. khái niệm và yêu cầu đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

    1. Khái niệm đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

    Pháp chế là một phạm trù rộng lớn không chỉ chứa đựng nội dung pháp luật mà còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội và con người. Nội dung của pháp chế rất phong phú, trong đó nội dung cơ bản nhất là sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Chính từ nội dung này mà pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong quản lí hành chính nhà nước. Nói đến pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước là nhấn mạnh đến trật tự pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố duy trì địa vị pháp lí hành chính của cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội.
    Đảm bảo pháp chế tức là phải củng cố việc xây dựng cơ chế, phương tiện, phương pháp và cách thức làm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong thực tế đem lại lợi ích cho Nhà nước, cho xã hội và cho người lao động.
    Đảm bảo pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện, tổ chức - pháp lí do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
    Việc đảm bảo pháp chế có ý nghĩa to lớn trong quản lí nhà nước nói chung, trong quản lí hành chính nhà nước nói riêng, nếu: pháp chế được đảm bảo thông qua đường lối chính trị của đảng cầm quyền, thông qua các biện pháp xã hội và đạo đức, thông chế độ kinh tế của xã hội và sau cùng là pháp chế được đảm bảo thông qua các chế độ pháp lí.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Giáo trình luật hành chính, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2011
    2. Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2010
    3. Hiến pháp việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992), Nxb Lao động – Xã hội.
    4. Luật tổ chức Quốc hội năm 2001
    5. Luật về hoạt động giám sát của quốc hội 2003
    6. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003
    7. Vũ Lan Phương – Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Một số gải pháp nhằm đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước, Bộ tư pháp trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội 2010
    8. Đặng Thị Bích Huệ - Vai trò của đại biểu Quốc hội với vieecjt hực hiện chức năng giám sát của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay, Bộ tư pháp trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội 2010
    9. Nguyễn Thị Ngọc - Hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội-thực trạng và giải quyết, Bộ tư pháp trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội 2011
    10. Mai Thị Mai – Vai trò của hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội đối với việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay, Bộ tư pháp trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...