Tiểu Luận Phân tích vai trò của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng, cơ sở pháp lý

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Bài làm của các bạn sinh viên Luật tphcm

    Phân tích vai trò của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng, cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của hệ thống công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng


    A/LỜI MỞ ĐẦU

    Như ta đã biết một nền kinh tế không thể phát triển toàn diện mà không có một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Và ngày nay khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động kinh tế không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đã mở rộng ra trên toàn thế giới thì vai trò của các tổ chức tín dụng càng được khẳng định hơn. Đi liền với đó, quy mô của các tổ chức tín dụng cũng ngày càng được mở rộng, hàng loạt các tổ chức tín dụng tiến hành thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Vậy, vai trò của các công ty con, công ty liên kết đối với các tổ chức tín dụng ra sao? pháp luật có những quy định gì về vấn đề này? Và thực trạng hoạt động của hệ thống công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng như thế nào? Tất cả sẽ được làm rõ một phần nào trong nội dung bài viết này.

    B/NỘI DUNG

    I/ Những quy định của pháp luật về công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.

    1/ Về khái niệm công ty con, công ty liên kết.

    Trong luật các tổ chức tín dụng năm 2005 có đưa ra khái niệm về công ty con, công ty liên kết tại khoản 29, 30 Điều 4; theo đó:
    Công ty liên kết của tổ chức tín dụng là công ty trong đó tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 11% vốn điều lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết, nhưng không phải là công ty con của tổ chức tín dụng đó. Sau đây là mô hình công ty liên kết: Theo đó, các tổ chức tín dụng A, B và C cùng nhau góp vốn để thành lập công ty liên kết D, trong đó A và B chiếm 30% vốn, C chiếm 40% vốn.

    Công ty con của tổ chức tín dụng là công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    - Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết;
    - Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con;
    - Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;
    - Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.
    Như vậy, công ty con của tổ chức tín dụng là công ty có phần vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết đáng kể (trên 50%) thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng. Và khi đó tổ chức tín dụng sẽ được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con.Sau đây là sơ đồ mô hình công ty mẹ - công ty con:
    Trong đó, tổ chức tín dụng A giữ vai trò là công ty “mẹ”, công ty B và công ty C là các công ty con.
    Sở hữu vốn ở mức kiểm soát ( trên 50%)

    2/ Một số quy định về tổ chức, hoạt động của công ty con của tổ chức tín dụng.

    Trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2005 cũng như các văn bản Luật ngân hàng khác không có quy định cụ thể về vấn đề công ty con của tổ chức tín dụng, do vậy ta sẽ dựa theo những quy định về công ty mẹ - công ty con trong Luật doanh nghiệp năm 2005 để có được cái nhìn khái quát hơn về mô hình công ty này. Cụ thể:
    Về cách thức thành lập, các tổ chức tín dụng sẽ thành lập công ty con của mình theo các cách sau: Thứ nhất, góp vốn thành lập với cá nhân, tổ chức khác (phần vốn góp của tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết); Thứ hai, mua lại trên 50% vốn điều lệ (hoặc 50% vốn cổ phần có biểu quyết) của một công ty để biến công ty đó trở thành công ty con của tổ chức tín dụng.
    Một số đặc điểm của công ty con thuộc tổ chức tín dụng:
    - Các công ty con có thể được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng trên thực tế thì các công ty con chủ yếu tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần vì hình thức này đảm bảo việc thực hiện sự kiểm soát của tổ chức tín dụng (hay công ty mẹ) tốt hơn, năng động hơn.
    - Tổ chức tín dụng được thực hiện quyền của “ công ty mẹ” đối với công ty con của mình thông qua việc: trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con; sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con; trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.
    - Giữa tổ chức tín dụng và công ty con có sự độc lập về kinh tế và pháp lí nhằm hạn chế sự can thiệt thái quá của tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho công ty con phát huy được tính độc lập, năng động sang tạo trong hoạt động kinh doanh.
    - Tổ chức tín dụng thực hiện cơ chế kiểm soát đối với công ty con của mình căn cứ vào lượng vốn hay số lượng cổ phần mà tổ chức tín dụng sở hữu thông qua đại diện của mình tại Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên. Toàn bộ quá trình ra quyết định, hoạch định chính sách của công ty do chính bộ máy quản lí của công ty đó thực hiện.
    - Lợi nhuận của công ty con sau khi thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật sẽ được phân chia cho tổ chức tín dụng theo tỉ lệ phần vốn mà tổ chức tín dụng nắm giữ hay tỉ lệ lợi nhuận mà tổ chức tín dụng có được tùy thuộc vào tỉ lệ vốn điều lệ hay vốn cổ phần có biểu quyết mà tổ chức tín dụng sở hữu ở công ty con.

    3/ Một số quy định về tổ chức và hoạt động của công ty liên kết của tổ chức tín dụng.

    Cũng như công ty con, trong Luật tổ chức tín dụng năm 2010 cũng như trong các văn bản khác của Luật ngân hàng không có một văn bản nào quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của công ty liên kết của tổ chức tín dụng mà chỉ có đưa ra khái niệm thế nào là công ty liên kết của tổ chức tín dụng mà thôi. Theo như khái niệm được nêu ở phần trên ta có thể nhận thấy cũng giống như đối với công ty con, tổ chức tín dụng có hai cách để thành lập công ty liên kết: Thứ nhất, góp vốn thành lập với cá nhân, tổ chức khác (phần vốn góp của tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng chiếm trên 11% vốn điều lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết); Thứ hai, mua lại trên 11% vốn điều lệ (hoặc 11% vốn cổ phần có biểu quyết) của một công ty để biến công ty đó trở thành công ty liên kết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...