Tiểu Luận Phân tích vai trò của giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng? Trình bày những bất cập về giá

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI TẬP HỌC KÌ

    MÔN HỌC:

    PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG


    Đề số 3: Phân tích vai trò của giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng? Trình bày những bất cập về giá đất trong thực tế và nêu một số ý kiến khắc phục,

    I. LỜI NÓI ĐẦU.
    “Đất đai là cội nguồn dự trữ tài nguyên có giá trị nhất của con người và hơn thế nữa là phương tiện sống mà thiếu nó người ta không thể tồn tại, duy trì, và phát triển sự sống” (Barard Brims- Báo cáo hội thảo về pháp lý, hành chính đất đai soạn thảo cho tổ chức FAO). Theo thống kê ở Việt nam hiện nay, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu ngưởi rất thấp chỉ bằng 1/7 mức bình quân thế giới. Đất đai là tài nguyên hạn chế về không gian nhưng lại không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển. Là đất nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, thêm vào đó “đất chật, người đông”, do vậy việc sử dụng thật tốt nguồn tài nguyên quốc gia này không chỉ sẽ quyết định cho sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội.
    Khi xã hội phát triển thì quan hệ đất đai được đem ra trao đổi mua bán cho nên xuất hiện khái niệm giá trị của đất đai. Đối với Việt Nam với quan hệ quản lý đất đai là thuộc sở hữu Nhà nước cho nên giá đất chỉ được định giá bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Kinh tế xã hội phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng gia tăng, và việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế cũng ngày càng gia tăng. Do vậy, giá đất càng có vai trò quan trọng trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...