Tiểu Luận Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn.

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU ​ Loài người từ khi ra đời đã trải qua biết bao biến động, thăng trầm. Cùng với sự phát triển của xã hội, lịch sử thì những giá trị được coi là chuẩn mực về nhân cách cũng dần dần được định hình, phát triển, biến đổi phù hợp với đời sống. Xã hội càng phát triển lên cao thì những yêu cầu về nhân cách càng được coi trọng. Nhân cách là đỉnh cao nhất của sự phát triển tâm lý của con người, của tự ý thức và tự điều chỉnh bản thân con người. Việc nghiên cứu vai trò của các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển nhân cách là rất cần thiết. Bởi có sự hiểu biết đó thì mỗi cá nhân có thể dễ dàng hơn trong việc định hướng nhân cách cho mình. Chính vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn”. B. NỘI DUNGI. KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì chúng ta nói đến nhân cách của họ. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhân cách được hiểu là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy. Nói thuộc tính tâm lý là nói hiện tượng tâm lý tương đối ổn định – kể cả phần sống động và phần tiềm tàng có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Phần tiềm tàng được hiểu là nét, thói hay tính tình . Chữ “tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Cùng một thuộc tính đó, nằm trong cấu trúc khác cũng trở nên khác đi. Nói “bản sắc” là muốn nói trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người những cái chung này đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người có đặc điểm về nội dung và cả hình thức, không giống với các tổ hợp khác của bất cứ một người nào khác. Dùng chữ “giá trị xã hội” là muốn nói những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá. II. VAI TRÒ CỦA NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH Trong quá trình sống của mình, con người đã làm biến đổi các phẩm chất tự nhiên của mình, nhưng những biến đổi đó không tạo ra nhân cách. Nhân cách được hình thành và phát triển như những quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân đang lớn lên và đang được biến đổi, bắt đầu quá trình hoạt động sống của mình. Chính trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người, các đặc điểm của họ với tư cách là cá tính được biến đổi và trở thành những đặc điểm mang tính người đích thực, tính xã hội – đạo đức. Như vậy, sự hình thành và phát triển nhân cách của con người chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố sau: 1. Di truyền Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn. Trong khi đó, những đặc điểm giải phẫu sinh lý của các cá thể ngoài những yếu tố do di truyền tạo nên, còn có những yếu tố riêng tự tạo do sự vận động và phát triển của cá thể. Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Nó đóng vai trò tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách, nó làm cho quá trình hình thành nhân cách diễn ra nhanh chóng hay chậm chạp, thuận lợi hay khó khăn. Nhân tố này không quyết định chiều hướng và nội dung của sự phát triển nhân cách. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của các giác quan và não. Tuy nhiên, không thể kết luận về vai trò quyết định của di truyền trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách. Bẩm sinh – di truyền ảnh hưởng đến tốc độ phát triển nhân cách, như một đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh như mù lòa thì việc phát triển nhân cách sẽ chậm chạp và kéo dài hơn những đứa trẻ bình thường. Bẩm sinh – di truyền còn tạo ra sự khác biệt về xu hướng phát triển nhân cách, như khi sinh ra mỗi đứa trẻ đã có một tư chất riêng nên khi lớn lên thì người trở thành họa sỹ, người khác làm ca sỹ, . Hay bầm sinh – di truyền còn có ảnh hưởng đến mức độ thành đạt trong cuộc sống, nếu như việc phát triển tư chất một cách phù hợp thì sẽ đạt được sự thành công hơn, ví dụ như một đứa trẻ có tư chất về hội họa thì cần phải được tạo điều kiện cho tham gia câu lạc bộ về hội họa chứ không thể bắt đứa trẻ đó tham gia câu lạc bộ âm nhạc được. Ngoài ra, yếu tố bẩm sinh – di truyền còn ảnh hưởng đến việc rèn luyện ý chí của con người, đối với những trẻ em sinh ra đã bị khuyết tật thì cần phải cố gắng nhiều hơn những người khác, phải rèn luyện ý chí vươn lên, nỗ lực gấp hai, gấp ba lần người bình thường để bù đắp những thiếu hụt trong cuộc sống. Bất cứ một chức năng tâm lý nào mang bản chất con người của nhân cách có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân cá nhân đó và trong điều kiện của xã hội loài người. Một người chỉ có thể phát triển khả năng tiềm tàng khi có môi trường thuận lợi, nhu cầu và sự rèn luyện. Ví dụ: MoZart được sự chăm lo dạy dỗ của người cha vốn là một nhạc sỹ nổi tiếng của thành Viên. Từ nhỏ cậu chỉ thích chơi những trò chơi có liên quan đến âm nhac. Đến năm 3 tuổi đã nghe hiểu được âm nhạc, 4 tuổi đánh được đàn dương cầm cổ và organ. Cậu bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím từ lúc 5 tuổi, viết những bản nhạc hòa tấu khi cậu lên sáu. Mozart đã khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trước khi lên 5 và theo đuổi cho đến khi qua đời. Như vậy trong tình huống này thì MoZart đã có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh được di truyền từ người cha.Do điều kiện thuận lợi từ gia đình cùng với sự rèn luyện miệt mài từ khi còn rất nhỏ đã khiến MoZart trở thành người thầy của âm nhạc Thế giới. 2. Hoàn cảnh sống Hoàn cảnh sống là tất cả những gì ở bên ngoài, có cả điều kiện tự nhiên (như đất đai, sông ngòi, khí hậu, nhà cửa .) và điều kiện xã hội (như chính trị, kinh tế - xã hội, pháp luật, tôn giáo, hệ tư tưởng, môi trường giáo dục, nghề nghiệp .) có ảnh hưởng đến nhân cách của con người * Hoàn cảnh tự nhiên Hoàn cảnh tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Nhân cách của con người chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp – những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân họ. Mỗi dân tộc có phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng xuất phát từ hoàn cảnh địa lý, đặc điểm nghề nghiệp và đặc trưng của sự sáng tạo nghệ thuật. Hoàn cảnh sống đã ảnh hưởng đến phương thức sống và điều kiện sống của con người. Ví dụ: Nhật Bản là một đất nước có điều kiện tự nhiên còn gặp nhiều khó khăn như núi chiếm 87% diện tích, đồng bằng bị phân tán nên thiếu đất cho canh tác, chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc. Ngoài ra còn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sóng thần, động đất và núi lửa phun trào . Chính vì không được thiên nhiên ưu đãi nên người dân Nhật Bản phải rèn luyện tính cần cù, sáng tạo trong lao động, đẩy mạnh việc chế tạo máy móc, khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao trình độ sản xuất Từ đó đã đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc công nghiệp thế giới. Một số tác giả của tâm lý học phương Tây lại đề cao vai trò của điều kiện hoàn cảnh sống tự nhiên. Họ giải thích nguyên nhân một số thói xấu hay đức tính cao quý của dân tộc này hay dân tộc khác bằng hoàn cảnh địa lý. Đó là một quan điểm sai lầm và thiếu tính khoa học. * Hoàn cảnh xã hội Hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Ví dụ: Dân gian đã có câu “Đi với bụt thì mặc áo cà xa, đi với ma thì mặc áo giấy”, tức là trong quan hệ xã hội khác nhau thì con người sẽ có những ứng xử khác nhau từ đó hình thành nét tâm lý khác nhau trong nhân cách mỗi con người. Nhân cách là sản phẩm của xã hội. Một đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội để được chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại. Quan hệ sản xuất: quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách. Tâm lý nhân cách phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật. Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này hay mức độ khác trong vai trò xã hội. Nhu cầu, hứng thú, lí tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò ấy. - Tâm trạng chung: bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan. Sức phấn đấu chung của nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung đó. Ví dụ: Sau chiến thắng năm 1975 đất nước ta hoàn toàn thống nhất, hai miền bắc nam sum họp một nhà, đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tất cả nhân dân vui chung một niềm vui chiến thắng, hòa bình, độc lập, tự do. - Thi đua: là phương thức tác động qua lại giữa các cá nhân, nhóm và tập thể làm tăng cho kết quả hoạt động của nhau nhiều phẩm chất nhân cách, tập thể được phát triển qua thi đua. Ví dụ: các Đảng viên hăng hái tham gia các phong trào thi đua, đấu tranh với các tai tệ nạn xã hội để đưa Đảng trở nên trong sạch, vững mạnh. - Bắt chước: thể hiện ra trong mọi lĩnh vực của đời sống, bắt chước diễn ra một cách có ý thức hay không có ý thức, bắt chước trong cách giao tiếp, ngôn ngữ, trong ăn mặc . Ví dụ: Trong giờ nghỉ giải lao, bạn học sinh A nhìn thấy học sinh B sử dụng một chiếc máy điện tử loại mới có tính năng đặc biệt nên tỏ ra rất thích thú. Khi về nhà thì học sinh A đã xin mẹ mua cho bằng được để có chiếc máy giống bạn B. 3. Nhân tố giáo dục Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn nhất định. Trong tâm lý học, giáo dục thường được hiểu như là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thẻ trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Theo quan điểm của tâm lí học và giáo dục hiện đại thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Bời vì: - Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo chiều hướng đó. Ví dụ: Giác dục nhằm định hướng cho một đứa trẻ phải có đạo đức tốt. Khi đó, nhà trường và gia đình phải phối hợp giảng dạy cho đứa trẻ hiểu là cần phải “kính trên nhường dưới”, “kính thầy yêu bạn”, Từ việc giáo dục đó đã dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của đứa trẻ đó trở thành con người có phẩm chất đạo đức tốt, có ích cho xã hội. - Giáo dục có thể đem lại những cái mà yếu tố bẩm sinh di truyền hay môi trường tự nhiên không đem lại được. Ví dụ: một đứa trẻ khi sinh ra sẽ trải qua một quá trình phát triển “ ba tháng biết lẫy – 7 tháng biết bò – 9 tháng lò rò biết đi” nhưng muốn được như vậy thì đứa trẻ nhất thiết phải tập luyện từ những động tác cơ bản nhất. - Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người. Ví dụ:: Nguyễn Thị Hồng - huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc bị liệt toàn thân bẩm sinh nhưng lại là một họa sĩ, một hồn thơ trọn vẹn. Điều đáng khâm phục là bởi những bức tranh, bài thơ ấy đều được chị vẽ bằng miệng. Trước những mất mát ấy, chị vẫn rất lạc quan và hy vọng một ngày nào đó thơ của chị sẽ được xuất bản; sẽ kiếm được tiền để nuôi mẹ già bằng sức lao động của mình. - Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của xã hội. Ví dụ:Ngành tâm lý học tư pháp có vai trò rất quan trọng trong giáo dục và cải tạo người phạm tội là vị thành niên tiến bộ trở lại hoà nhập cộng đồng. Từ việc cải tạo sẽ giúp trẻ em từng phạm tội chủ động cải tạo, hoàn lương, trở thành người tốt, sống có ích cho gia đình và xã hội. Tuân Tử nói: "Nhân chi sơ tính bổn ác, lý tính hậu lai tập đắc", nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ là ác, nhưng sau này do học tập mà có lý trí, biết cái đúng cái sai. - Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có mà thôi. Ví dụ: Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhưng ngành giáo dục lại đề ra mục tiêu là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. - Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học hiện đại đã chứng minh rằng: sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của sự dạy học và giáo dục. Ví dụ: 2 đứa trẻ được sinh ra trong 2 gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Nhưng đứa trẻ A, có bố mẹ đều là công chức Nhà nước nên A được giáo dục và quan tâm đầy đủ. Còn B sinh ra đã mồ côi cha mẹ, nhà nghèo không có điều kiện đi học nên dễ bị dụ dỗ xa vào con đường tệ nạn. Kết quả là sau 10 năm thì A trở thành một học sinh ưu tú còn B bị giam giữ để cải tạo do có hành vi trộm cắp tài sản. Mạnh Tử nói: "Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn", nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau. Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Mặt khác còn hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển của xã hội. Trong xã hội hiện nay thì gia đình, nhà trường và xã hội cần phải có sự phối hợp và thống nhất trong việc giáo dục thế hệ trẻ sao cho có ích. Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra con đường cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, từ đó thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách theo hướng đó. Nếu như bản thân học sinh không biết tiếp nhận, không tham gia các hoạt động phát triển nhân cách thì việc giáo dục cũng trở nên vô nghĩa mà thôi. Vì thế, cần phê phán những quan điểm cho rằng giáo dục là “vạn năng”, có khả năng thay đổi tất cả. 4. Nhân tố hoạt động Hoạt động là sự tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan, hướng tới nhằm biến đổi nó và thỏa mãn nhu cầu của con người. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, vì thế hoạt động là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của triết học đó là “tự thân vận động”. Tâm lý học hiện đại đã coi hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với những công cụ nhất định. Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Hai quá trình này diễn ra đồng thời và thống nhất với nhau và còn chuyển hóa lẫn nhau. Quá trình đối tượng hóa: là quá trình chủ thể của hoạt động chuyển những cái của mình thành sản phẩm của hoạt động. Nói cách khác, đây là quá trình chủ thể sử dụng trình độ tâm lý vốn có của bản thân như hiểu biết, tri thức, kỹ năng kỹ xảo, thái độ, các chuẩn mực tác động vào thế giới khách quan, làm ra sản phẩm của hoạt động. Ví dụ: Khi học môn Tâm lý học đại cương, bạn A đã hiểu được vai trò của trí nhớ, các quá trình nhớ và biện pháp để nâng cao trí nhớ từ đó bạn đã biết cách vận dụng vào công việc học tập nói chung và đã đạt kết quả cao hơn trong các kì thi. Quá trình chủ thể hóa: là quá trình biến những cái từ bên ngoài hiện thực khách quan thành những cái của chủ thể. Tất cả những cái từ hiện thực khách quan sẽ được cá nhân lĩnh hội, tái tạo và biến nó thành cái của chủ thể. Đó chính là quá trình biến những cái bên ngoài thành tâm lý của chủ thể. Ví dụ: Sau khi nghe thầy cô giáo giảng dạy, truyền đạt nội dung bài học thì bản thân em đã chú ý lắng nghe, lĩnh hội, tái tạo và biến nó thành kiến thức của mình. Trong cuộc sống cũng như trong học tập, em có thể sử dụng kiến thức ấy để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Như vậy, hoạt động được xem là sự vận động tạo thành tâm lý nhân cách – sự vận động gắn chủ thể hoạt động với thế giới đối tượng xung quanh nó. 5. Yếu tố giao tiếp Giao tiếp xã hội là mối quan hệ giữa con người với nhau, qua đó có sự nảy sinh, tiếp xúc tâm lý được biểu hiện ở quá trình thông tin, rung cảm và hiểu biết lẫn nhau. Giao tiếp có vai trò quan trọng đến hình thành nhân cách. Đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý sống động, những nhân cách hoàn chỉnh. Ở đây diễn ra mỗi quan hệ giữa chủ thể với chủ thể. Chính con người làm xuất hiện, duy trì, phát triển giao tiếp và trở thành sản phẩm của giao tiếp. Nhờ giao tiếp mà con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa, chuẩn mực xã hội, thông qua giao tiếp con người phát triển được năng lực của mình. Ví dụ: 2 bạn sinh viên giao tiếp với nhau về vấn đề “Phương pháp học tập”. Khi đó, 2 bạn đã trao đổi, bày tỏ những suy nghĩ, ý kiến của mình về nâng cao nhận thức trong quá trình học tập. Qua đó, cả 2 bạn đều hiểu được những quan điểm nhau, từ đó sàng lọc ra những phương pháp hữu ích để có thể áp dụng. Thông qua việc giao tiếp thì 2 bạn sinh viên đã lĩnh hội được những tri thức, kinh nghiệm từ người bạn khác để nâng cao kết quả học tập của mình. C. LỜI KẾT
    “Ba mẹ sinh con”, nhưng “trời không sinh tính”. Đúng vậy, nhân cách con người hình thành dưới sự tác động của nhiều yếu tố như là: bẩm sinh – di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động của cá nhân và giao tiếp. Mỗi yếu tố có một vai trò riêng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Để có thể phát triển nhân cách một cách hoàn thiện thì bản thân mỗi người cần phải biết tự tu rèn ý thức, đạo đức để có được nhân cách đẹp. Giêm A-len nói: “Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn cho tâm hồn và là đạo diễn cho cuộc đời họ”. Không chỉ học sinh hay những con người trẻ tuổi mà tất cả mọi người đều phải phấn đấu để hoàn thiện nhân cách của mình, từ đó trở thành người có ích cho xã hội. Đối với những sinh viên luật, những cán bộ đang công tác trong nghề luật càng cần phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng để phát triển nhân cách làm sao cho xứng đáng với vai trò là những người bảo vệ cho lẽ phải, giữ gìn trật tự pháp luật DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO​ 1. Giáo trình “Tâm lý học đại cương” – Trường đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản công an nhân dân. 2. “Tâm lý học đại cương” – Hướng dẫn trả lời lý thuyết, giải bài tập tình huống, trắc nghiệm – TS. Bùi Kim Chi – Ths. Phan Công Luận – Nhà xuất bản chính trị - hành chính Hà Nội – 2010. MỤC LỤC​ [TABLE="class: MsoNormalTable"]
    [TR]
    [TD] NỘI DUNG​[/TD]
    [TD="width: 97"] TRANG​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 540"] A. LỜI MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD="width: 97"] 1​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 540"] B. NỘI DUNG[/TD]
    [TD="width: 97"] 1​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 540"] I. Khái niệm nhân cách[/TD]
    [TD="width: 97"] 1​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 540"] II. Vai trò của những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách[/TD]
    [TD="width: 97"] 2​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 540"] 1. Di truyền[/TD]
    [TD="width: 97"] 2​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 540"] 2. Hoàn cảnh sống[/TD]
    [TD="width: 97"] 4​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 97"] 6​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 540"] 4. Nhân tố hoạt động[/TD]
    [TD="width: 97"] 8
    ​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 540"] 5. Yếu tố giao tiếp[/TD]
    [TD="width: 97"] 9​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 540"] C. LỜI KẾT[/TD]
    [TD="width: 97"] 10​[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [HR][/HR]


    PHP:
    <code>
    PHP:
    [PHP]
    </
    code>
    [/PHP]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...