Tiểu Luận Phân tích vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong hệ thống ngân sách nhà nước? Cho ví dụ minh

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong hệ thống ngân sách nhà nước, ngân sách trung ương có nguồn thu và chi cụ thể do Quốc hội quy định. Nguồn thu của ngân sách trung ương nhằm để đảm bảo cho các nhiệm vụ, chiến lược và quan trọng của quốc gia nên nguồn thu của ngân sách trung ương là các nguồn thu quan trọng nhất và phải đảm đương các nhiệm vụ chi chủ yếu của quốc gia. Điều này được Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 quy định tại điều 4 điểm b. Các khoản thu của ngân sách trung ương gồm hai nhóm lớn là các khoản thu được tập trung toàn bộ vào ngân sách trung ương và các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Bên cạnh các khoản thu, các khoản chi của ngân sách trung uong gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ của Chính phủ, chi viện trợ, chi cho vay, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương và chi bổ sung cho ngân sách địa phương. Các khoản thu, chi này hầu hết được sử dụng cho các công việc chung của Nhà nước nên mang một ý nghĩa rất lớn, quan trọng.
    Các khoản thu, chi của ngân sách đóng vai trò quan trọng, chủ yếu trong hoạt động của bộ máy Nhà nước, vì lí do đó nên ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý nhằm cho việc phân định quyền hạn, trách nhiệm và việc thực hiện được hiệu quả hơn. Hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trong đó, ngân sách trung ương đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...