Luận Văn Phân tích và xây dựng hệ thống đóng bao xi măng tự động

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Việt Nam là đất nước còn nghèo, kinh tế và khoa học kĩ thuật còn phát triển rất chậm, song trong bối cảnh phát triển kinh tế chung của khu vực và với chính sách mở cửa đúng đắn của Đảng và nhà nước, thị trường Việt Nam đã và đang thu hút vốn đầu tư của nước ngoài ngày càng nhiều, trong đó có ngành xi măng. Thừa hưởng những thành tựu mới nhất của công nghệ và thiết bị sản xuất xi măng trên thế giới những măn gần đây, tổng công ty xi măng Việt Nam dã nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng vào các công trình xi măng lớn mới được đầu tư và đã mang lại hiệu quả kinh tế kĩ thuật rõ rệt ngang tầm với các nước trong khu vực.
    Hiện nay, kỹ thuật điện, điện tử trên thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ. Các thành tựu của kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất phát triển theo xu hướng tự động hóa cao. Trong các hệ thống tự động hóa mọi quá trình đều được đặc trưng bởi các biến trạng thái. Các biến trạng thái này thường là các đại lượng không điện như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, khối lượng, vị trí, tốc độ v.v . Để thực hiện các quá trình đo lường và điều khiển cần phải thu thập các thông tin, đo đạc, theo dõi sự biến thiên của các biến trạng thái của quá trình thực hiện chức năng trên là các thiết bị cảm biến.
    Cảm biến là các phần tử nhạy cảm dùng để biến đổi các đại lượng đo lường, kiểm tra hay điều khiển từ trạng thái này sang trạng thái khác thuận tiện hơn cho việc tác động của các phần tử khác. Cảm biến là một thiết bị chịu tác động của đại lượng cần đo m không có tính chất điện và cho một đặc trưng mang bản chất điện (như điện tích, điện áp, dòng điện, điện trở ). Cảm biến thường dùng ở khâu đo lương và kiểm tra.
    Các loại cảm biến được sử dụng rộng rãi trong tự động hóa các quá trình sản xuất và điều khiển tự động các hệ thống khác nhau. Chúng có chức năng biến đổi sự thay đổi liên tục các đại lượng đầu vào không điện thành sự thay đổi các đại lượng đầu ra là đại lượng điện. Căn cứ vào các đại lượng đầu vào cảm biến được phân ra các loại: cảm biến nhiệt độ, cảm biến quang, cảm biến trọng lượng, cảm biến vị trí, lực, áp suất, . Các thiết bị cảm biến đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại của chúng ta.
    Quá trình đóng bao xi măng là giai đọan cuối trong dây chuyền sản xuất xi măng. Xi măng được sản xuất ra dưới dạng bột dễ hút ẩm và dễ bị hỏng dưới sự tác động của nước. Ngoài ra, hầu hết các nhà máy xi măng đều được xây dựng ở gần các nguồn nguyên liệu và xa nơi tiêu thụ nên quá trình vận chuyển xi măng khó khăn. Do vậy việc đóng bao xi măng là rất cần thiết có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành sản phẩm và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Hệ thống đóng bao xi măng tự động sử dụng một lượng lớn các cảm biến và được điều khiển tự động bằng PLC. Do kiến thức còn hạn chế nên việc nghiên cứu hệ thống đóng bao xi măng còn rất sơ sài, mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các cảm biến được sử dụng trong hệ thống. Rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía cô giáo và bạn đọc.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn!






















    1. ĐÔI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT XI MĂNG

    Quy trình sản xuất xi măng:
    Gồm 6 giai đoạn sau:
    - Giai đoạn 1: Khai thác mỏ.
    - Giai đoạn 2: Gia công sơ bộ nguyên liệu.
    - Giai đoạn 3: Nghiền, sấy phối liệu sống.
    - Giai đoạn 4: Nung Clinker.
    - Giai đoạn 5: Nghiền xi măng.
    - Giai đoạn 6: Đóng gói xi măng.

    1.1 Giai đoạn 1: Khai thác mỏ.

    Xác định nguồn khoáng sản,thăm dò địa hình và đánh giá chất lượng.

    1.2 Giai đoạn 2: Gia công sơ bộ nguyên liệu.

    Đá vôi, đất sét, quặng sắt được vận chuyển từ mỏ khai thác về nhà máy thường ở dạng viên tảng có kích thước lớn, nên phải được đập nhỏ trước để tiện cho việc nghiền, sấy khô, chuyển tải và tồn trữ.
    Vật liệu sau khi được đập nhỏ và có độ hạt đồng đều nên giảm được hiện tượng phân li của độ hạt khác nhau trong quá trình vận chuyển và tồn trữ, có lợi cho việc tạo ra thành phần liệu sống và sự phối liệu được chính xác. Nhưng trong sản xuất xi măng độ hạt của vật liệu là hạt vừa, nếu hạt quá nhỏ sẽ làm cho hệ thống đập nhỏ phức tạp thêm
    - Máy đập nhỏ:
    + Đập nhỏ là quá trình làm giảm nhỏ độ hạt của vật liệu bằng phương pháp cơ học.
    +Trước đây, đập nhỏ được chia làm 3 giai đoạn là đập thô, đập vừa và đập nhỏ. Hiện nay chỉ áp dụng một giai đoạn đập nhỏ đã đạt được đường kính hạt là 1100mm, có khi còn nhỏ hơn 25mm. Như vậ, hệ thống đập nhỏ đã được đơn giản đi rất nhiều, không những giảm được vốn đầu tư, giảm ô nhiễm mà còn nâng cao hiệu suất lao động.
    - Thiết bị đập nhỏ:
    + Có nhiều kiểu thiết bị đập nhỏ như: kiểu hàm, kiểu cối xay, kiểu trục cán, kiểu búa Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và trình độ kỹ thuật của từng nước mà sử dụng thiết bị đập nhỏ phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao và dễ vận hành, sửa chữa.
    + Thường thì các nhà máy sử dụng máy đập nhỏ kiểu búa đơn quay để đập nhỏ đá vôi, Mergel, than, Clinker Ưu điểm của loại máy này năng lực sản xuất lớn, tỉ suất đập nhỏ cao, cấu tạo đơn giản, thân máy nhỏ, độ hạt đồng đều, dễ thay thế linh kiện. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm là: đầu búa, rãnh răng lược, tấm lót chống bị mài mòn; khi sản xuất tạo nhiều bụi; không thích hợp đập nhỏ các vật liệu bị ẩm ướt hoặc vật liệu dính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...