Tiểu Luận Phân tích và thống kê các đoản ngữ trong một truyện ngắn bất kì

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích và thống kê các đoản ngữ trong một truyện ngắn bất kì​
    Information
    MỞ ĐẦU
    Trong một truyện ngắn, việc tìm và phân tích các đoản ngữ là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, bởi nó phản ánh rất khách quan, chính xác về các kiến thức cơ bản: cú pháp, ngữ pháp, đặc biệt là về phong cách tiếng Việt hiện đại một cách tổng hợp của người đọc. Qua đó người đọc mới có thể thấy hết được giá trị tư tưởng và nghệ thuật sâu sắc của tác phẩm.
    Theo yêu cầu của đề bài, người đọc được tuỳ ý chọn lựa một trong số truyện ngắn mà mình ưa thích có trong hoặc ngoài nước. Với một đề bài như thế, người đọc rất dễ lựa chọn Nhưng cái hay và cái khó là ở chỗ: ngoài đi tìm các đoản ngữ có trong truyện ngắn thì tác phẩm ấy phải toát lên được cái giá trị hiện thực cả về tư tưởng và nghệ thuật sâu sắc của nó thì bài làm mới trở nên có ý nghĩa. ở đây với truyện ngắn: “Mất cái ví” của nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977) có thể nói là như vậy.
    Mất cái ví là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan được đăng trên báo Nhật tân, số 3, ra ngày 16-3-1933. Với một lối dẫn truyện hấp dẫn giàu kịch tính, cách kết thúc bất ngờ và bằng tiếng cười trào phúng hóm hỉnh mà sâu cay, tác giả đã phơi bày bộ mặt bất nhân bất nghĩa của hạng người trưởng giả đương thời; qua đó ông đã lên án gay gắt chế độ phong kiến thối nát mục ruổng lúc bấy giờ.

    Ông Tham nhà ta / hôm nay mất cái ví trong đựng bốn mươi đồng bạc.
    Ngài làm dữ quá ! Dữ đến nỗi giá không có ông cụ cậu ruột ngài là người
    có thế lực, can thiệp vào mà phát gắt lên, thì việc này quyết ra đến tận xăng
    tan chứ chẳng chơi! Thằng xe, thằng bếp, con vú, / sợ xanh mắt, suýt phải trận đòn sống cũng thành tật. Mà khốn nạn, ở trong bếp, đứa nọ đổ cho đứa kia, đứa thì xin đi thề, đứa thì quyết đi trình mật thám. Đứa nào cũng không muốn để chủ ngờ oan mình.
    Ông Tham, bà Tham / thấy chúng nó quả quyết, cũng không biết xử trí ra sao. Nhưng vẫn không sao bỏ được lòng ngờ.
    - Rồi tao không để yên cho chúng bay!
    - Vâng nếu việc này không ra, thì chúng con tức lắm.
    - Chúng bay / làm gì mà to mồm thế, nói khẽ cho cụ ngủ. Hôm qua cụ thức khuya.
    Cụ đây, tức là ông cậu ruột ông Tham,/ ngủ ngay ở cái giường kê cạnh đấy.Thằng xe muốn đổ riệt cho con vú, bèn nói:
    - Thật chúng con từ sáng đến giờ chưa đứa nào bước chân ra khỏi cửa. Mà một mất mười ngờ, chúng con lấy làm bực lắm. Xin ông bà cho phép chúng con khám lẫn nhau. Chắc của vẫn còn ở trong nhà, còn tìm thấy được.
    Bà Tham nói:
    - Ừ, rồi đến lúc ra trước cửa quan mới hối. Chúng bay sấp mặt thật!
    Ấy, mợ khẽ để ông ngủ, đêm qua ông lủng củng mãi, mới chợp mắt đấy.
    Nhưng họ làm điếc cả tai. Ông cụ có ngủ được đâu! Ông cụ vẫn để ý đến những lời nói của vợ chồng ông Tham, thì lấy làm giận lắm.
    “Mình chẳng ra gì cũng là cậu ruột nó, em mẹ nó, / mà sao nó không biết nể mặt. Chẳng biết nó có dám ngờ mình hay không, mà sao nó nói lắm cậu nghe trái tai quá.”
    Rồi ông cụ nghĩ lại cái địa đồ nhà ông cháu để tự xét đoán việc mất bạc này thế nào.
    “Ngoài nhà ngoài có cái giường mình nằm ngủ, / thông với buồng trong của vợ chồng nó. Nhưng hôm qua, nó ngủ ở ngoài này với mình. Thế rồi đến cửa ra sân, chính tay mình đóng và cài then. Mà trước khi đi ngủ, nhà Tham nó còn soi các then cửa cẩn thận. Thế thì chỉ có thể nghi con vú em ăn cắp được, vì thằng bếp, thằng xe ngủ cả dưới nhà dưới, cạnh bếp. Vậy chỉ truy con vú này la ra ngay”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...