Luận Văn Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý kho hàng

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 2/12/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 0
    MỤC LỤC 1
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    I. KHÁI QUÁT CƠ SỞ DỮ LIỆU 5
    1. Lý Do Chọn Đề Tài : 5
    2. Mục Đích Của Đề Tài : 5
    3. Bài toán đặt ra: 6
    II.Phân tích các đối tượng trong cơ sở dữ liệu. 7
    1.Tables – Bảng CSDL 7
    2.Diagram – Sơ đồ quan hệ. 16
    3.Các khái niệm cơ bản sau: 16
    III. Các câu lệnh truy vấn trong CSDL 18
    1.Câu lệnh Insert into: 18
    2.Câu lệnh Update set: 18
    3.Câu lệnh Delete: 18
    4.Câu lệnh thực hiện thủ tục Store Procedure: 18
    5. Câu lệnh thực hiện View: 19
    IV. Cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh. 20



    I. KHÁI QUÁT CƠ SỞ DỮ LIỆU
    1. Lý Do Chọn Đề Tài :
    Trong thực tế việc quản lý thông tin về một đối tượng mà ta quan tâm là một điều rất khó, nhất là đối tượng đó lại thường xuyên vận động thay đổi. Trong một công ty lớn khi muốn thống kê lại sổ sách giấy tờ thì việc đầu tiên là phải kiểm tra hồ sơ, giấy tờ sau đó các nhân viên cặm cụi phải xem từng con số trên từng hóa đơn rồi mới ghi chép cẩn thận những thông tin vào báo cáo, khi ghi những thông tin như vậy lên báo cáo thì không nhân viên nào chắc chắn rằng họ nhập liệu hoàn toàn đúng.Nếu thông tin nhập sai thì họ phải kiểm lại từng hóa đơn một.Sau giai đoạn này thì những nhân viên công ty lại tiếp tục nhập thông tin vào máy tính và chúng ta không chắc với khối lượng công việc như vậy họ lại không sai lầm.Với khối lượng công việc to lớn và đòi hỏi một sự chính xác cao thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức của nhiều người, trong thời gian như vậy có thể là thông tin đã trở nên hết tác dụng đối với người quản lý dẫn đến sức cạnh tranh trên thương trường trở nên kém hiệu quả.Qua phần trình bày trên chúng ta thấy việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý là hết sức cần thiết,nó giúp cho những người lãnh đạo có thể nắm được thông tin một cách dễ dàng nhanh chóng và chính xác, và giảm thiểu đến mức tối đa các sai sót có thể có, tiết kiệm chi phí và thới gian, nâng cao khả năng cạng tranh cho công ty trên thương trường.

    2. Mục Đích Của Đề Tài :
    Với phần mềm quản lý kho hàng có thể giúp cho các doanh nghiệp quản lý được các đơn đặt hàng đã ký kết cũng như từng loại sản phẩm được sản xuất trong ngày sẽ được nhập vào kho ,khi xuất kho các sản phẩm này sẽ được dựa vào đơn đặt hàng đã ký kết theo quy định ,tránh được những nhầm lẫn không đáng có trong kinh doanh .

    3. Bài toán đặt ra:
    a. Bài toán:
    Quản lý xuất, nhập các sản phẩm với các đặc trưng cơ bản của 1 hệ thống kho hàng:
    Các kho hàng của doanh nghiệp có thể chứa nhiều sản phẩm khác nhau , và các sản phẩm cũng có thể được nhập vào nhiều kho , vì thế để quản lý được các sản phẩm này yêu cầu phải lập ra một phiếu chi tiết kho cho từng kho khác nhau ,để lưu trữ các thông tin : mã kho (MaKho), mã sản phẩm (MaSP),,số lượng tồn .
    Khi có lệnh nhập (xuất) kho từ phòng kế hoạch thì chúng ta làm phiếu nhập (xuất) căn cứ theo số chứng từ trong lệnh yêu cầu nhập (xuất) ,trong đó có ghi số lượng nhập (xuất) giao cho các kho nhập (xuất) hàng. Trong quá trình nhập (xuất) thì có sự thay đổi về số lượng. Khi xuất (nhập) xong thì thủ kho sẽ ghi thực nhập và thực xuất.Khi phiếu nhập(xuất) đem trả về cho chúng ta thì sẽ phải cập nhật lại số lượng.Do các kho nằm rải rác ở những khu vực khác nhau nên chi phí quản lý, chi phí về nhân công, cũng như chi phí vận chuyển . cũng khác nhau cho nên đơn giá vật tư ở những kho cũng khác nhau, vì vậy có sự khác nhau về đơn giá.Tuy nhiên mỗi kho có chứa nhiều loại vật tư khác nhau, nhưng phải thống nhất cách mã hóa để quản lý các vật tư cho thống nhất. Do nhu cầu về phát triển vật tư cho nên luôn luôn phải quản lý cho được số lượng tồn kho tại mọi thời điểm và phải làm báo cáo số lượng tồn của mỗi vật tư tại mỗi kho cũng như giá cả cho phòng kế toán.
    b. Yêu cầu đặt ra:
    Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống để quản lý được các kho hàng của mình thông qua các chức năng như :
    · Quản lý các phiếu xuất và nhập kho
    · Quản lý số lượng các sản phẩm được nhập vào kho
    · Quản lý số lượng từng nhóm sản phẩm được xuất kho
    · Quản lý các nhóm sản phẩm còn tồn trong các kho
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...