Đồ Án phân tích và thiết kế anten đa đầu vào đa đầu ra băng thông siêu rộng

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ ANTEN ĐA ĐẦU
    VÀO ĐA ĐẦU RA BĂNG THÔNG SIÊU RỘNG





    Lời nói đầu
    Trong truyền thông nói chung thì có hai vấn đề cần phải quan tâm đó là: tốc độ
    dữ liệu và độ tin cậy truyền tin. Với truyền thông không dây thì hai vấn đề này là
    quan trọng hơn cả và mọi thiết kế đều phải dựa trên hai thông số này làm sao cho
    tốc độ dữ liệu ngày càng tăng và độ tin cậy ngày càng cao. Trong truyền thông
    không dây thì có hai hiện tượng gây trở ngại cho hệ thống của chúng ta đó là:
    Fading và giao thoa giữa các ký hiệu. Do đó, để nâng cao tốc độ truyền dữ liệu thì
    cần phải có băng thông lớn nhưng điều này bị hạn chế vì dải tần số là một tài
    nguyên khan hiếm. Đồng thời, muốn chất lượng tín hiệu được cải thiện và giảm ảnh
    hưởng của phading thì máy phát phải đạt được công suất đủ lớn hoặc tăng kích
    thước anten để duy trì hiệu suất bức xạ; tuy nhiên, đối với những thiết bị di động
    cầm tay như điện thoại di động, máy tính xách tay có kích thước nhỏ gọn thì không
    thể áp dụng phương pháp này được. Hiện nay, hệ thống anten sử dụng nhiều phần
    tử bức xạ ở cả phía phát và phía thu hay còn gọi là kĩ thuật đa đầu vào đa đầu ra
    (MIMO) đã được ứng dụng trong kĩ thuật anten. Nó đem lại nhiều ưu thế về chất
    lượng truyền tín hiệu cũng như tốc độ truyền tải dữ liệu. Kĩ thuật MIMO ra đời
    nhằm mục đích khắc phục những nhược điểm trên trong hệ thống thông tin vô
    tuyến.
    Băng thông rộng không còn là một điều mới mẻ trong thông tin di động nữa,
    mà nó trở thành một đặc điểm thiết yếu trong rất nhiều ứng dụng khác nhau, ví dụ
    như: truyền hình chất lượng cao, truyền hình di động, Internet băng thông rộng,
    game trực tuyến, giải trí đa phương tiện hay giao tiếp giữa các thiết bị trong khoảng
    cách ngắn. Một giải pháp được đưa ra là sử dụng các thiết bị hoạt động ở một dải
    tần siêu rộng từ 3.1Ghz đến 10.6Ghz, gọi là dải tần siêu rộng (UWB). Đây là dải tần
    không phải đăng kí và đã có các tiêu chuẩn để xây dựng một hệ thống UWB hoàn
    chỉnh. Tuy nhiên. nhu cầu con người không ngừng gia tăng và trong tương lai
    không xa khi băng tần của hệ thống UWB không còn phù hợp nữa thì công nghệ
    mới phải ra đời. Khi đó, công nghệ Extremely Wide-band (EWB) sẽ là hướng đi
    1




    mới phù hợp với tiến trình phát triển của thời đại. Công nghệ này với dải tần hoạt
    động cực kỳ rộng từ vài GHz đến vài chục GHz sẽ được áp dụng cho những thiết bị
    đầu cuối vô tuyến đa băng tần. Với dải tần bao trùm toàn bộ băng tần của các hệ
    thống như: WLAN, WiMAX, UWB thì anten EWB hoàn toàn có thể được sử
    dụng để hoạt động trong nhiều băng tần với nhiều hệ thống khác nhau.
    Cùng với đó việc thiết kế anten EWB cho hệ thống MIMO sẽ gặp nhiều thách
    thức và trở ngại. Vấn đề đầu tiên đặt ra là kích thước của anten phải nhỏ gọn đạt
    được yêu cầu của các nhà sản xuất thiết bị di động khi tích hợp vào sản phẩm của
    họ. Hơn nữa, trong hệ thống nhiều phần tử bức xạ, ảnh hưởng tưỡng hỗ giữa chúng
    là đáng kể, hiện tượng này cần phải được giảm thiểu để nâng cao độ ổn định và hiệu
    suất bức xạ của hệ thống. Anten vi dải là một loại anten có nhiều ưu điểm thỏa mãn
    được các yêu cầu đặt ra ở trên: nhỏ gọn, có thể tích hợp được trên nhiều bề mặt
    khác nhau, dễ chế tạo, rẻ tiền. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là thiết kế anten vi dải ứng
    dụng trong hệ thống đa đầu vào đa đầu ra băng thông siêu rộng.
    Trong quá trình thực hiện đồ án, tôi đã nhận được rất nhiều các sự giúp đỡ từ
    các thầy cô trong viện Điện tử Viễn Thông, đặc biệt phải kể đến sự tận tâm, nhiệt
    tình của Th. S. Nguyễn Khắc Kiểm, Bộ môn Hệ Thống Viễn Thông, viện Điện Tử
    Viễn Thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, giảng viên trực tiếp chịu trách
    nhiệm hướng dẫn đồ án tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy và các thầy cô
    trong viện Điện tử Viễn Thông.
    Qua đây, tôi xin cảm ơn thầy giáo PGS. TS. Đào Ngọc Chiến, Bộ môn Hệ
    Thống Viễn Thông, viện Điện Tử Viễn Thông, người đã giúp đỡ tôi trong việc định
    hướng và các cơ sở vật chất để hoàn thành đồ án. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các
    bạn trong phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển truyền thông CRD, tầng 6 thư
    viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã góp ý và chia sẻ kinh nghiệm
    với tôi trong hơn một năm qua.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...