Tiểu Luận Phân tích và rút ra những kết luận có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn sau khi nghiên

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    PHÂN TÍCH VÀ RÚT RA NHỮNG KẾT LUẬN CÓ TÍNH QUY LUẬT TỬ SẢN XUẤT NHỎ LÊN SẢN XUẤT LỚN SAU KHI NGHIÊN CỨU BA GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CNTB TRONG CÔNG NGHIỆP

    LỜI NÓI ĐẦU

    Như chúng ta đã biết nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ thực tế bắt đầu ở nơi nào mà cũng một tư bản cá biệt ấy thuê nhiều công nhân trong cùng một lúc, do đó quá trình lao động mở rộng quy mô của nó và cung cấp sản phẩm với một số lượng lớn. Sự hoạt động của một số công nhân làm việc trong cùng một thời gian, trên cùng một không gian để sản xuất ra cùng một loại hàng hoá, dưới sự điều khiển của cùng một nhà tư bản, đó là điểm xuất phát lịch sử và logic của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

    Sự khác nhau ban đầu của nền sản xuất nhỏ so với nền sản xuất lớn thuần tuý chỉ có tính chất số lượng. đứng về bản thân phương thức sản xuất mà xét thì công trường thủ công chẳng hạn, lúc đầu hầu như chỉ khác ngành công nghiệp thủ công phường hội ở chỗ một số lượng công nhân đông hơn được tư bản thuê cùng một lúc. Con số công nhân đó tự bản thân không gây ảnh hưởng gì đến tỷ suất giá trị thặng dư, hay mức độ bóc lột sức lao động, còn đối với việc sản xuất ra giá trị hàng hoá thì nói chung mọi thay đổi về mặt chất lượng trong quá trình lao động hình như không quan trọng.

    Để rút ra những kết luận có tính quy luật từ quá trình hình thành và phát triển của các giai đoạn trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trước tiên cần có sự phân tích từng giai đoạn một để thấy được những bước phát triển tuần tự sự chuyển hoá dần dần.
    Giai đoạn thứ nhất, Hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa . chủ nghĩa tư bản ra đời từ chế độ phong kiến. So với chế độ phong kiến sự khác biệt thấy rõ nhất là ở chỗ: tư liệu sản xuất được tập trung vào tay các nhà tư sản và công nhân lúc này mất hết tư liệu sản xuất buộc phải làm thuê cho tư bản do đó xuất hiện các xưởng thủ công lớn. ở giai đoạn phát triển đầu tiên quá trình sản xuất tồn tại chủ yếu dưới dạng hiệp tác giản đơn. hiệp tác giản đơn là một hinh thức xã hội hoá lao động, là hinh thức hiệp tác của nhiều người lao động cùng làm một việc theo kế hoạch trong cùng một thời gian, trên cùng một không gian, ở đây chưa có phân công và sử dụng công cụ thủ công để sản xuất ra cùng một loại hàng hoá, dưới sự điểu khiển của cùng một nhà tư bản .
     
Đang tải...