Luận Văn Phân tích và nhận dạng một số chiến lược Marketing của công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long giai đoạn 2006

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sau hơn 20 năm chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới ( WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dược Việt Nam nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc. Năm 2009 tiền thuốc bình quân đầu người đạt trên 20 USD/ năm, tăng gần 3,3 lần so với năm 2001 và 1,2 lần so với năm 2008. Thị trường Dược Việt Nam đạt được 1,4 tỷ USD vào năm 2008 với tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2007 – 2010 là từ 15 – 17%. Và theo dự báo của IMS, đến năm 2015 thị trường Dược phẩm Việt Nam sẽ đạt khoảng hơn 2 tỷ USD.
    Tất cả các thành phần kinh tế đều được thừa nhận và tham gia bình đẳng vào thị trường Dược phẩm Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động cung ứng thuốc phát triển. Đến hết năm 2008, toàn quốc có hơn 1761 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới cung ứng phân phối thuốc trong đó có 1336 DN dược phẩm trong nước, cùng với 425 công ty dược phẩm nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy từ tình trạng thiếu thuốc trầm trọng trong thời kỳ bao cấp, đến nay ngành dược Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng thuốc của toàn xã hội.
    Chính sự tham gia của các công ty tư nhân với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, chiến lược kinh doanh linh hoạt, thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường đã góp phần làm thay đổi bộ mặt thị trường dược phẩm Việt Nam. Thị trường dược phẩm ngày càng trở nên sôi động với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17%. Tuy nhiên các DN dược phẩm tư nhân thường có quy mô nhỏ, tiềm lực kinh tế hạn hẹp, số lượng sản phẩm trong danh mục ít, thêm vào đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp dược tư nhân muốn tồn tại và phát triển thì không những chú trọng đầu tư về công nghệ và nhân lực mà còn phải đặc biệt quan tâm đến việc vận dụng các chiến lược marketing một cách sáng tạo và linh hoạt nhằm nắm bắt các cơ hội thị trường, giành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Các chính sách marketing không phải lúc nào cũng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp nhưng trong hoạt động của bất kì doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu được.
    Xuất phát từ nhận thức trên cùng với mong muốn sẽ học tập được những điểm mạnh trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp dược tư nhân và hiểu rõ hơn lý thuyết marketing dược, chúng tôi đã thực hiện đề tài:
    “Phân tích và nhận dạng một số chiến lược Marketing của công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long giai đoạn 2006- 2009”
    Với hai mục tiêu chính sau đây:
    1. Mô tả một số chiến lược Marketing của công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long giai đoạn 2006- 2009.
    2. Phân tích tính đặc thù của hoạt động Marketing tại công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty trong giai đoạn tới.
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
    1.1 TỔNG QUAN VỀ MARKETING VÀ MARKETING DƯỢC
    1.1.1. Marketing:
    1.1.2. Marketing dược
    1.1.3. Các chính sách trong chiến lược Marketing- mix
    1.1.3.1. Chính sách sản phẩm
    1.1.3.2 Chính sách giá
    1.1.3.3 Chính sách phân phối
    1.1.3.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
    1.2 VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM TỈNH QUẢNG NINH
    1.2.1. Vài nét về thị trường dược phẩm Việt Nam
    1.2.2. Vài nét về thị trường dược phẩm tỉnh Quảng Ninh
    1.3. NHỮNG NÉT KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HẠ LONG
    1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
    1.3.2. Mục tiêu, quy mô kinh doanh của công ty
    1.4. TỔNG QUAN VỀ 1 SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC MARKETING DƯỢC VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là hoạt động marketing của công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long trong giai đoạn năm 2006 – 2009.
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu
    2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.3.1. Phương pháp chọn mẫu
    2.3.2. Phương pháp nghiên cứu mô tả trong marketing
    2.3.3. Phương pháp mô tả hồi cứu
    2.3.4. Phương pháp phân tích của quản trị học
    CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
    3.1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HẠ LONG
    3.1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
    3.1.2. Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm
    3.2. CÁC CHÍNH SÁCH TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX CỦA CÔNG TY
    3.2.1. Chính sách sản phẩm
    3.2.1.1 Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm
    3.2.1.2. Chiến lược về hướng phát triển loại sản phẩm theo chiều sâu
    3.2.2. Chính sách giá
    3.2.2.1 Phương pháp định giá thuốc của công ty
    3.2.2.2 Các chiến lược giá
    3.2.3. Chính sách phân phối
    3.2.3.1. Phương thức phân phối
    3.2.3.2. Các chiến lược phân phối:
    3.2.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
    3.2.4.1.Chiến lược kéo, chiến lược đẩy
    3.2.4.2. Các công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
    3.3 BÀN LUẬN
    3.3.1. Bàn luận về những đặc điểm riêng của công ty TNHH DP Hạ Long
    3.3.2 Bàn luận về những thành công trong hoạt động Marketing của công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long
    3.3.3. Bàn luận về tính đặc thù trong hoạt động Marketing của công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long
    3.3.4. Bàn luận về những mặt tồn tại trong hoạt động Marketing của công ty
    KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
    KẾT LUẬN
    KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...