Tiểu Luận Phân tích và nêu ý kiến pháp lý về quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phươ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích và nêu ý kiến pháp lý về quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo Luật ngân sách 2002.


    LỜI NÓI ĐẦU
    Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa – tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa – tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.
    Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.
    Trong vấn đề quản lý ngân sách nhà nước, quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách là vấn đề rất phức tạp, làm sao vừa đảm bảo được tính tập trung thống nhất, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền trong việc giải quyết tốt các vấn đề kinh tế – xã hội, bảo đảm kỷ cương trong quản lý ngân sách nhà nước theo pháp luật. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng trong việc sử dụng ngân sách nhà nước một cách hợp lý nhất, vừa đảm bảo ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo trong nền tài chính quốc gia, mặt khác đảm bảo cho ngân sách địa phương chủ động xử lý các vấn đề trên địa bàn, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
    Vì vậy, trong bài tập này em đã chọn đề bài: phân tích và nêu ý kiến pháp lý về quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo Luật ngân sách 2002.


    NỘI DUNG CHÍNH
    I. Khái niệm thu và khái niệm chi ngân sách địa phương.
    1.1. Khái niệm thu và khái niệm chi ngân sách nhà nước.
    a. Khái niệm thu ngân sách nhà nước.
    Thu ngân sách nhà nước là huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội theo quy định của pháp luật làm hình thành quỹ ngân sách nhà nước.
    Các đặc điểm của hoạt động thu ngân sách nhà nước:
    - Thu ngân sách nhà nước không thể được tiến hành một cách tùy tiện mà phải thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật.
    - Hoạt động thu ngân sách nhà nước nhằm huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội, vì vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế của đất nước, với mức độ phát triển của nền kinh tế.
    - Thu ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hai cơ chế pháp lý điển hình là bắt buộc và tự nguyện, trong đó cơ chế bắt buộc được xem là chủ yếu.
    - Chủ thể tham gia vào hoạt động thu ngân sách nhà nước gồm hai nhóm: chủ thể đại diện cho nhà nước trong việc thực hiện quyền thu; chủ thể đóng góp khoản thu ngân sách theo nghĩa vụ hoặc dựa trên tinh thần tự nguyện.
    Các khoản thu ngân sách nhà nước gồm nhiều loại. Theo Điều 2 Luật ngân sách nhà nước 2002, thu ngân sách nhà nước gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Thuế là khoản thu mang tính cưỡng chế do Nhà nước huy động từ các tổ chức, cá nhân và tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo pháp lệnh phí và lệ phí.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...