Thạc Sĩ Phân tích và hoàn thiện chiến lược sản phẩm của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Phân tích và hoàn thiện chiến lược sản phẩm của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

    6. Bố cục của luận văn:
    Bao gồm 3 chương:
    Chương I: Lý luận về sản phẩm và chiến lược sản phẩm.
    Chương II: Thực trạngchiến lược sản phẩm của Viện Vắc xin và Sinh
    phẩm Y tế.
    Chương III:Một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược sản phẩm của
    Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế.
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong những nămgần đây ở Việt Nam chúng ta, cùng với sự phát triển
    của nền kinh tế, ngành sản xuất thuốc và thiết bị y tế đã có bước tiến đáng kể.
    Các đơn vị trong và ngoài nước đã có sự đầu tư thích đáng để cho sản phẩm
    của mình có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường sôi động. Đặc biệt là sự
    hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam khi chúng ta là thành viên của Tổ chức
    Thương mại Quốc tế (WTO), thì tính cạnh tranh càng cao hơn trên thị trường.
    Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng
    và lựa chọn chiến lược sản phẩm là một vấn đề hết sức có ý nghĩa, bởi vì nó
    có vị trí và vai trò rất quan trọng, là cơ sở để xây dựng và thực hiện các chiến
    lược và kế hoạch khác nhằm pháttriển toàn diện doanh nghiệp. Ởnước ta, đối
    -3-với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng, đây
    là vấn đề còn khá mới mẻ, đòi hỏi cần phải làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và
    thực tiễn, giúp các doanh nghiệp vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh
    cụ thể để có thể kịp thời nắm bắt và thỏa mãn các nhu cầu đa dạng và luôn
    biến động của thị trường. Để tồn tại trong bối cảnh đó buộc các đơn vị phải
    tạo cho mình vũ khí sắc bén để phong thủ chắc chắn và tấn công có hiệu quả.
    Chiến lược sản phẩm là một vũ khí lợi hại của các đơn vị sản xuất bởi nó đảm
    bảo cho sự phát triển ổn định, đúng hướng và có hiệu quả. Nó là yếu tố vô
    cùng quan trọng đối với những cơ sở sản xuất đó là phải luôn chú ý đến việc
    phát triển của mình thông qua doanh thu bán s ản phẩm.
    Đối vớiVIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ, trước yêu cầu của thị
    trường ngày càng cao, Viện đã quan tâm đến yếu tố chất lượng sản phẩm và
    xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị
    trường. Tuy nhiên các sản phẩm của Việncó đặc điểm là: yếu tố tư bản vốn
    trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản
    phẩm đã được chú ý nhưng vẫn không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động
    hoặc điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm chưa thực sự có ưu thế rõ rệt
    trên thị trường trong nước và thế giới, năng suất lao động thấp. Tính độc đáo
    của sản phẩm chưacao, trừ số ít sản phẩm mới phát triển sau này . các sản
    phẩm khác còn lại hầu như luôn đi sau các nước khác về kiểu dáng, tính năng,
    thậm chí nhiều sản phẩm còn lạc hậu so với thế giới nhiều thế hệ, giá trị gia
    tăng sản phẩm trong tổng giá trị của sản phẩm nói chung còn thấp hơn nhiều
    so với mức trung bình của thế giới.Trong giai đoạn hiện nay, Viện đang đứng
    trước một sức ép từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước thì việcnghiên
    cứu và phát triển chiến lược sản phẩm của Viện là rất cần thiết và vô cùng cấp
    bách.
    Với những vấn đề nêu trên, bằng những kiến thức đã được học nên tôi
    chọn đề tài “Phân tích và hoànthiệnchiến lược sản phẩm của Viện Vắc xin
    và Sinh phẩm Y tế” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học.
    -4-2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phân
    tích chiến lược sản phẩm đối với hoạt động kinh doanh của Viện. Đề tài này
    nghiên cứu nhằm mục đích chính sau đây:
    (1) -Phân tích và nghiên cứu vài trò của chiến lược sản phẩm trong
    VIỆN VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Y TẾ và xác định các nhân tố ảnh hưởng
    đến việc xây dựng chiến lược sản phẩm của Viện .
    (2) -Phân tích và nghiên cứu thực trạng chiến lược sản phẩm của Viện
    trong thời gian qua, từ đó tìm ra những nguyên nhân hạn chế sự phát triển
    chiến lược sản phẩm của Viện để đưa ra những giải pháp kịp thời.
    (3) -Nghiên cứu và đưa ra giải pháp để phát triển chiến lược sản phẩm
    cho Viện đặc biệt tạo ra uy tín lớn cho sản phẩm trên thị trường trong nước và
    nước ngoài.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố bên trong và bên ngoài của Viện chủ
    yếu là các yếu tố liên quan đến chiến lược sản phẩm trong hoạt động
    Marketing.
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình nội tại của Viện Vắc xin và
    Sinh phẩm Y tế cùng với các khách hàng trong nước.
    Giới hạn nghiên cứu: Chủ yếu tập trung phân tích đánh giá chiến lược
    sản phẩm của Viện trong thời kỳ 2004 -2007
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình thực hiện luận văn, bản thân đã sử dụng các phương
    pháp tiếp cận thực tế, phân tích –tổng hợp, thống kê, so sánh, đ ối chiếu, diễn
    dịch quy nạp. Đồng thời, kết hợp những kiến thức đ ã học về tài chính, quản trị
    chiến lược, kinh nghiệm thực tế của bản thân đang hoạt động trong lĩnh vực
    -5-quản lý đơn vịcũng như nghiên cứu các văn bản pháp quy hiện hành nhằm
    giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn.
    -Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp điều tra xã hội học; Trong
    đề tài đã thu thập cácdữ liệu thứ cấp và dữ liệu sớ cấp, trong đó dữ liệu thứ
    cấp là chủ yếu.
    Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ các nguồn: Viện Vắc xin và Sinh
    phẩm Y tế, các Trung tâm Y học dự phòng tỉnh –thành phố, Bộ Y tế, các
    báo,-tạp chí chuyên ngành và trên internet.
    Dữ liệu sơ cấp: Để thu thập dữ liệu, chúng tôi đã phát phiếu thăm dò tại
    các Công ty kinh doanh Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, Bệnh viện, trung tâm y tế
    thành phố, phỏng vấn tại chổ một số thành viên trong Ban giám đốc Viện
    và ghi nhận các ý kiến của họ.
    -Phương pháp xữ lý số liệu: Các phương pháp xử lý được áp dụng là
    phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê đơn giản.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn củađề tài:
    Quản trị chiến lược là một môn khoa học kinh tế còn tương đối mới mẽ
    ở nước ta, rất ít doanh nghiệp Việt nam xây dựng chiến lược phát triển một
    cách nghiêm túc và khoa học. Đề tài này hy vọng như là một điển hình trong
    việc ứng dụng kiến thức về quản trị chiến lược trong xây dựng chiến lược
    phát triển của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế nói riêng và ngànhnói chung.
    6. Bố cục của luận văn:
    Bao gồm 3 chương:
    Chương I: Lý luận về sản phẩm và chiến lược sản phẩm.
    Chương II: Thực trạngchiến lược sản phẩm của Viện Vắc xin và Sinh
    phẩm Y tế.
    Chương III:Một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược sản phẩm của
    Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế.
    -6-CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
    1.1. KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM .
    1.1.1. Khái niệm về sản phẩm.
    1.1.1.1.Khái niệm
    Trong nền kinh tếhàng hóa, sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị
    trường. Mỗi sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất
    định của người tiêu dùng.
    Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học –công nghệ và
    những tiến bộ kinh tế -xã hội, nhu cầu của con người về các loại sản phẩm
    ngày càng lớn về số lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và yêu cầu cao
    hơn về chất lượng. Ngày nay sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra không chỉ
    đáp ứng những yêu cầu về giá trị sử dụng vật chất mà cả yếu tố về tinh thần,
    văn hóa của người tiêu dùng. Theo ISO 9001:2000 trongphần thuật ngữ thì
    sản phẩm được định nghĩa là “kết quả của các hoạt động hay các quá trình”.
    Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ tất cả mọi hoạt động bao gồm cả những
    hoạt độngsản xuất ra vật phẩm vật chất cụ thể và các dịch vụ. Tất cả các
    doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân đều tạo ra hoặc
    cung cấp “sản phẩm” của mình cho xã hội. Hơn nữa bất kỳ một yếu tố vật
    chất hoặc một hoạt động nào do doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng những
    nhu cầu bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp đều được gọi là sản phẩm.
    Quan niệm này đã phát triển khái niệm sản phẩm đến phạm vi rộng lớn hơn
    bao trùm mọi kết quả từ hoạt động của các doanh nghiệp không kể được tiêu
    dùng nội bộ hay bên ngoài doanh nghiệp.
    Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình và vô
    hình tương ứng với hai bộ phận cấu thành là phần cứng, phần mềm của sản
    phẩm. (1,tr.6).
    -7-Hình 1.1. Cấu trúc của một sản phẩm
    Định nghĩa của chúng ta sẽ là: Một sản phẩm bao gồm những thuộc
    tính hữu hình và vô hình, đó là bao gói, màu sắc, giá cả, danh tiếng của nhà
    sản xuất, danh tiếng của nhà buôn lẻ, những dịch vụ, những cái mà người mua
    có thể chấp nhận để thoả mãn nhu cầu.
    Vấn đề chủ yếu trong định nghĩa nàyđó là khách hàng sẽ mua nhiều
    hơn những thuộc tính vật chất có trong sản phẩm. Cơ bản làhọ sẽ mua “sự
    thoả mãn nhu cầu”. Vì thế, một xí nghiệp khôn ngoan sẽ bán những lợi ích
    của sản phẩm hơn là chỉ bán những sản phẩm đó. Như Elmer Wheeler, một
    tác giả và là cố vấn huấn luyện bán hàng, nói rằng: “Không bán miếng thịt bò,
    mà là bán tiếng xèo xèo”. Một cơ quan du lịch không nên bán một vé đi du
    lịch trên biển 2 tuần, mà nên bán sự lãng mạn, sự quyến rủ, sự nghỉ ngơi, một
    cơ hội để gặp gỡ người khác, và là cơ hội để học tập.
    Như vậy sản phẩm –hàng hóalà tất cả những cái, những yếu tố có thể
    thoã mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích
    cho họ và khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự
    chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
    Vậy một sản phẩm hàng hoá doang nghiệp sản xuất ra không phải để
    trưng bày mà còn nhằm mục đích như làm công cụ để thoã mãn nhu cầu
    khách hàng và là phương tiện kinh doanh của doanh nghiệp.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt:
    1. Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Giáo dục, 2002
    2. Marketing căn bản, Trường ĐHKT TP Hồ Chí Minh, NXB Lao động,
    2007.
    3. Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục, 1998.
    4. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Ths. Phạm Văn Nam: Chiến lược và
    Chính sách kinh doanh. NXB Lao động –Xã hội, 2006.
    5. Phạm Lan Anh: Quản lý chiến lược. NXB Khoa Học & Kỹ Thuật,
    2004.
    6. Micheal Porter: Chiến Lược Cạnh Tranh. NXB Khoa Học & Kỹ
    Thuật, 1998.
    7. Tôn Thất Nguyễn Thiêm: Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu. NXB
    Tp.Hồ Chí Minh, 2003.
    8. Đỗ Hòa: Giới thiệu các công cụ phân tích và cách sử dụngtrong việc
    họach định chiến lược. NXB Tp.Hồ Chí Minh, 2003.
    9. Cẩm nang kinh doanh Harvard: Chiến lược kinh doanh hiệu quả. D ịch
    giả: Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu, Nguyễn Quốc Việt. NXB
    Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2006.
    10. Fred R. David: Concepts of StrategicManagement (Khái luận về
    Quản trị chiến lược). Dịch giả: Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc,
    Trần Thị Tường Như. NXB Thống kê, 2006
    11. Báo nhân dân ngày 4/07/2005, Đổi mới DNNN, Kết quả và giải pháp.
    12. Báo cáo y tế Việtnam năm 2006, Bộ Y tế, NXB Y học, 2007.
    13. Đánh giá tiến độ kế hoạch kinh doanh và duy trì kết quả của Viện Vắc
    xin trong tương lai, Nadir Harjee chuyên gia tư vấn vacxin UNICEF,
    2006.
    14. Vacxin học, những vấn đề cơ bản, NXB Y học, 2006.
    Tiếng Anh:
    - Charles W. L. Hill & Gareth R. Jones: Strategic Management -An
    Integrated Approach. Houghton Mifflin Company, 2001.
    - Pearce & Robinson: Strategic Management -Formulation,
    Implementation and Control. The McGraw-Hill Companies, Inc. 2003.
    - Gregory G. Dess; G. T. Lumpkin; Marilyn L. Taylor: Strategic
    Management -Creating Competitive Advantages. The McGraw-Hill
    Companies, Inc. 2005.
    - Michael A. Hitt; R. Duane Ireland; Robert E. Hoskisson; Rowe
    Sheppard: Strategic Management -Competitiveness and Globalization,
    Second Edition. Nelson, a division of Thomson Canada Limited, 2006.
    -106-Các trang web tham khảo:
    - www.moh.gov.vn
    - www.who.com
    - www.marketingchienluoc.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...