Luận Văn phân tích và dự báo cầu về nhà ở của sinh viên thương mại

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ trọng tâm của đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay đất nước ta ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng cùng thế giới trên tất cả các lĩnh vực.
    Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp lớn nhất cả nước, do đó đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất lượng sinh viên từ các tỉnh thành về đây học tập và nghiên cứu. Do nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội nên việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn giỏi, thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp là vô cùng quan trọng. Chính vì nhu cầu đó mà mỗi năm chỉ tính riêng các trường đại học trên địa bàn Hà nội đã tuyển sinh hàng chục ngàn sinh viên đào tạo các chuyên ngành khác nhau. Đồng nghĩa với vấn đề này thì nhu cầu về nhà trọ trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng tăng lên vượt quá cung về nhà trọ cho sinh viên.
    Cùng với sinh viên các trường trên địa bàn Hà Nội nói chung, sinh viên Đại học Thương mại nói riêng, bên cạnh nỗi lo học hành còn phải “đeo” vào người thêm một nỗi lo khác, đó là “ tìm nhà trọ” vào đầu mỗi năm học. Đại học Thương mại nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, là nơi tập trung nhiều các trường đại học, cao đẳng nhất, vì thế mật độ sinh viên tập trung tại đây rất lớn khiến cho việc tìm kiếm nhà trọ trở nên hết sức khó khăn. Mặc dù nhà trường đã có ký túc xá, nhưng diện tích của trường và lượng phòng có hạn không thể đáp ứng hết nhu cầu vô cùng lớn của sinh viên. Do nguồn thu nhập hạn hẹp của sinh viên chủ yếu từ gia đình gửi lên, cộng thêm sự tận dụng tối đa nguồn đất của chủ nhà xây các dãy nhà trọ theo kiểu nhà tầng và nhà cấp 4 được ngăn ra, vì thế sinh viên phải ở trong những nhà trọ không đảm bảo đủ không gian sống và sinh hoạt. Ngoài việc chất lượng phòng trọ tồi, giá phòng bị tăng lên liên tục và việc đảm bảo an ninh trật tự cũng là lý do khiến nhiều sinh viên lo lắng. Cảnh chuyển chỗ thuê trọ diễn ra liên tục ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống cũng như học tập của sinh viên.
    Với số lượng tuyển sinh đầu vào tăng liên tục qua các năm, mặc dù nhà trường đã rất quan tâm tìm các biện pháp để đảm bảo đời sống cho sinh viên nhưng cũng không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao này. Hiện tại, ký túc xá mới chỉ đáp ứng được khoảng 5% số lượng sinh viên.Vì thế nhu cầu nhà ở của sinh viên Đại học Thương mại đang trở nên hết sức bức thiết đòi hỏi cần phải có các biện pháp để giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên từ trước tới nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu nhu cầu nhà ở cho sinh viên Đại học Thương mại.
    MỤC LỤC
    TÓM LƯỢC
    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI
    1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
    CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU
    2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU
    2.1.1. Khái niệm cầu
    2.1.2. Cầu cá nhân, cầu thị trường
    2.1.3. Luật cầu
    2.1.4. Các yếu tố tác động đến cầu và hàm cầu
    2.1.4.1. Các yếu tố tác động đến cầu
    2.1.4.2. Hàm cầu tổng quát
    2.1.5. Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu
    2.2. PHÂN TÍCH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẦU
    2.2.1.Khái niệm và sự cần thiết của phân tích cầu
    2.2.1.1.Khái niệm về phân tích cầu
    2.2.1.2.Sự cần thiết của phân tích cầu
    2.2.2. Các phương pháp phân tích cầu
    2.2.2.1. Phương pháp phân tích gián tiếp
    2.2.2.2.Phương pháp điều tra, nghiên cứu người tiêu dùng
    2.2.2.3.Phương pháp thí nghiệm trên thị trường
    2.2.2.4 Phương pháp kinh tế lượng
    2.3. DỰ BÁO CẦU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CẦU
    2.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của dự báo cầu
    2.3.1.1.Khái niệm về dự báo cầu
    2.3.1.2.Sự cần thiết của dự báo cầu
    2.3.2. Các phương pháp dự báo cầu thị trường
    2.3.2.1.Phương pháp ngoại suy
    2.3.2.2. Dự báo theo mùa vụ - chu kỳ
    2.3.2.3.Dự báo định tính
    2.3.2.4.Phương pháp phân tích hồi quy
    2.4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU NHỮNG CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC
    2.5. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CẦU VỀ NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
    3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1.1.Phương pháp phiếu điều tra
    3.1.2 Phương pháp quan sát
    3.2. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VÀ NHU CẦU NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN THƯƠNG MẠI
    3.2.1. Tổng quan về trường Đại học Thương mại
    3.2.2. Thực trạng cầu về nhà ở của sinh viên đại học Thương mại theo quan sát và phỏng vấn
    3.2.3. Thực trạng cầu về nhà ở của sinh viên đại học Thương mại theo kết quả phân tích phiếu điều tra
    3.2.4. Thực trạng cầu về nhà ở của sinh viên đại học Thương mại qua kết quả ước lượng hàm cầu
    3.2.4.1.Các bước tiến hành ước lượng
    3.2.4.2.Các kết luận rút ra từ mô hình
    CHƯƠNG 4: DỰ BÁO CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG CẦU VỀ NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN
    4.1. DỰ BÁO CẦU NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2015
    4.1.1. Xu hướng về thị trường nhà ở và những vấn đề đặt ra cho thị trường nhà ở của sinh viên hiện nay
    4.1.2. Dự báo cầu nhà ở của sinh viên Đại học Thương mại đến năm 2015 bằng phương pháp phân tích chuỗi thời gian theo mùa vụ, chu kỳ
    4.2. . MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÀ TRỌ CHO SINH VIÊN NGÀY CÀNG TĂNG ĐẾN NĂM 2015
    4.3.1. Giải pháp từ phía cơ quan nhà nước
    4.3.2. Kiến nghị của nhóm nghiên cứu đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...