Luận Văn Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty cồ phần May 10 trên địa bàn Hà Nội tới năm

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Năm 2009 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Dệt – May nói riêng. Khi gặp khó trong xuất khẩu, doanh nghiệp dệt may trong nước muốn chuyển hướng về thị trường nội địa. Việc tăng cường tiêu thụ nội địa là một giải pháp cho các nhà xuất khẩu đang khó khăn vì suy thoái kinh tế, thế nhưng đối với ngành dệt may với trên 90% doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu thì việc chuyển hướng này là không dễ dàng. Khi chuyển hướng về thị trường nội địa thì doanh nghiệp mới hay mình còn yếu nhiều khâu, cụ thể là khâu thiết kế và phát triển sản phẩm, chủ động nguồn nguyên phụ liệu và phát triển kênh phân phối, còn kém trong công tác nghiên cứu phân tích dự báo nhu cầu của thị trường.
    “ Thị trường nội địa với gần 87 triệu dân, dù tất cả các doanh nghiệp dệt may trong nước dồn sức phục vụ thì vẫn chưa xuể. Đó là lời nhận xét của Tổng giám đốc công ty cổ phần May 10 – bà Nguyễn Thị Thanh Huyền. Trong năm 2009, doanh thu từ thị trường nội địa của các đơn vị thành viên Tập đoàn Dệt may Việt Nam tăng 26% so với năm trước. Từ Việt Tiến đạt trên 600 tỷ đồng, tăng gần 150 tỷ đồng so với năm 2008, Nhà Bè đạt gần 300 tỷ đồng, May 10 đạt trên 100 tỷ đồng, may Phương Đông đạt gần 100 tỷ đồng
    (http://www.baomoi.com/Info/Nganh-Det-may-Viet-Nam-Phia-truoc-la-co-hoi/45/3685553.epi).
    Vậy làm thế nào để mở rộng tiêu thụ trên thị trường nội địa, làm thế nào để thực hiện được chủ trương “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Đó vẫn là bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may nói chung và công ty cổ phẩn May 10 nói riêng.
    Trong những năm qua, May 10 đã cố gắng mở rộng mạng lưới kênh phân phối của mình trên khắp cả nước cùng với đó là hoàn thiện khâu thiết kế mẫu mã, giảm giá thành nên sản phẩm áo sơ mi của May 10 đã có được chỗ đứng nhất định trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi của May 10 mới chỉ tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn bỏ ngỏ thị trường nông thôn. Theo kết quả phân tích số liệu sơ cấp, đa phần số người được hỏi đểu nhận xét rằng sản phẩm của May 10 nói chung và sơ mi nam nói riêng đều có chất lượng tốt, song kiểu dáng, màu sắc còn chưa phong phú đa dạng.Thu nhập của người dân Hà Nội ngày càng cao, việc mở rộng địa giới hành chính, cùng với xu hướng mua sắm, tiêu dùng mới, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, màu sắc đối với sản phẩm sẽ có những sự thay đổi. Vậy làm thế nào để sản phẩm áo sơ mi của May 10 đứng vững và giữ thị phần chủ đạo trên địa bàn Hà Nội. Để đạt đựơc mục tiêu này công tác phân tích và dự báo cầu là cần thiết và quan trọng. Công tác phân tích và dự báo sẽ phân tích những yếu tố tác động tới lượng cầu, cùng với những ý kiến đánh giá, phản hồi từ người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Từ đó làm cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng nên chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp qua đó tăng doanh số, nâng cao thị phần của doanh nghiệp mình trên thị trường.
    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1
    1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1
    1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ TRONG ĐỀ TÀI. 2
    1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 2
    1.3.1.Mục đích lý luận. 2
    1.3.2. Mục dích thực tiễn. 3
    1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    1.4.1. Đối tượng nghiên cứu. 3
    1.4.2. Phạm vi nghiên cứu. 3
    1.5. NGUỒN SỐ LIỆU 3
    1.5.1. Số liệu sơ cấp. 4
    1.5.2. Số liệu thứ cấp. 4
    1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. 4
    1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu. 4
    1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN 5
    CHƯƠNG II : LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 6
    2.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẦU, PHÂN TÍCH CẦU, ƯỚC LƯỌNG VÀ DỰ BÁO CẦU 6
    2.1.1. Khái niệm cơ bản về cầu. 6
    2.1.2. Khái niệm về phân tích cầu. 9
    2.1.3. Các khái niệm về ước lượng và dự báo cầu. 9
    2.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ ĐOÁN CẦU. 9
    2.2.1 Cầu thị trường. 10
    2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu. 11
    2.2.3. Vai trò của phân tích, ước lượng và dự báo cầu. 15
    2.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NĂM TRƯỚC 18
    2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 19
    CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG CẦU VỀ SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM CỦA CÔNG TY MAY 10 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TỚI NĂM 2015. 20
    3.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CẦU 20
    3.1.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích dữ liệu. 20
    3.1.2. Phương pháp kinh tế lượng. 20
    3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẦU SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TỚI NĂM 2015. 22
    3.2.1. Tổng quan về công ty cổ phần May 10. 22
    3.3.PHÂN TÍCH CẦU VÊ MẶT HÀNG ÁO SƠ MI NAM CỦA CÔNG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NÔI. 26
    3.3.1. Các nhân tố ảnh hưỏng tới cầu về sản phẩm áo sơ mi nam cùa công ty May 10 27
    3.3.2. Phân tích cầu về sản phẩm sơ mi nam của công ty May 10 trên thị trường Hà Nội của công ty May 10. 32
    3.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM CỦA CÔNG TY MAY 10. 36
    3.4.1. Thành tựu của công tác phân tích và dự báo cầu đối với sản phẩm áo sơ mi nam của May 10. 36
    3.4.2. Hạn chế của công tác phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10. 37
    CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM CỦA CÔNG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 39
    4.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA PHÂN TÍCH CẦU VỀ SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM CỦA CÔNG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI. 39
    4.2. DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM CỦA CÔNG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI TỚI NĂM 2015. 40
    4.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm áo sơ mi nam của công ty trong thời gian tới 40
    4.2.2. Dự báo cầu về sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 trên thị trường Hà Nội tới năm 2015. 41
    4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM CỦA CÔNG TY MAY 10 ĐẾN NĂM 2015. 46
    4.3.1. Hoàn thiện công tác phân tích và dự báo cầu ở công ty. 46
    4.3.2. Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sơ mi nam trên thị trường Hà Nội 48
    4.3.3. Một số kiến nghị 51
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...