Luận Văn Phân tích và định giá công ty tập đoàn Hòa Phát (HPG)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
    I.Giới thiệu chung về phân tích và định giá doanh nghiệp

    Các khái niệm
    Mối quan hệ giữa phân tích và định giá công ty
    Tầm quan trọng của việc phân tích và định giá doanh nghiệp
    II. Các phương pháp sử dụng phân tích và định giá doanh nghiệp

    Phân tích doanh nghiệp
    Các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
    Quy trình khi phân tích một doanh nghiệp
    Định giá doanh nghiệp
    Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng (NAV)
    Định giá bằng mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF)
    Phương pháp định giá tương đối
    Phương pháp định giá tương đối sử dụng các chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp
    Phương pháp định giá tương đối sử dụng các doanh nghiệp so sánh
    Phương pháp xác định lợi thế thương mại (định lượng Goodwill)
    III. Kinh nghiệm thực tiễn sử dụng các phương pháp phân tích và định giá

    CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
    I. Phân tích công ty tập đoàn cổ phần Hòa Phát

    Giới thiệu về công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
    Cơ cấu sở hữu vốn
    Lĩnh vực kinh doanh sản xuất và vị thế hiện tại của từng lĩnh vực
    1.2.1 Lĩnh vực sản xuất công nghiệp
    1.2.2 Lĩnh vực xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản
    1.2.3 Lĩnh vực năng lượng và khai thác khoáng sản

    Sức mạnh thương hiệu
    Tình hình huy động vốn và các chính sách chi trả cổ tức

    Đặc điểm ngành hoạt động
    Ngành thép
    2.1.1 Các yếu tố ngành
    2.1.2 Phân tích cung cầu đối với sản phẩm về thép

    Ngành sản xuất đồ gia dụng
    2.2.1. Các yếu tố ngành
    2.2.2 Phân tích cung cầu và giá của sản phẩm ngành hàng gia dụng

    Ngành xây dựng và bất động sản
    2.3.1 Các yếu tố ngành
    2.3.2 Phân tích cung cầu và giá bất động sản

    Phân tích và đo lường các tỷ số tài chính của tập đoàn Hòa Phát
    Các chỉ tiêu tăng trưởng
    Các chỉ tiêu tài chính
    II. Định giá công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát

    Định giá theo phương pháp tài sản
    Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do đối với doanh nghiệp (FCFF)
    2.1 Các giả định
    2.1.1Thời gian tăng trưởng, tỷ lệ tái đầu tư và tốc độ tăng trưởng
    2.1.2Lãi suất chiết khấu
    2.2 Xác định giá trị doanh nghiệp

    Định giá theo phương pháp định giá tương đối P/E

    CHƯƠNG 3 : KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
    I. Những hạn chế trong phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát

    Hạn chế đối với phương pháp đinh giá tài sản ròng
    Hạn chế của phương pháp định giá theo luồng tiền chiết khấu
    Sự thiếu hụt thông tin và dữ liệu về công ty và về ngành
    Rủi ro trong các phương pháp giả định
    Rủi ro về chất lượng quản lý
    Hạn chế của phương pháp định giá tương đối
    Thị trường định giá không hiệu quả
    Khó khăn khi xác định công ty cùng ngành
    II. Một số điều kiện cần thiết để định giá CTCP tập đoàn Hòa Phát đúng với giá trị thực

    Doanh nghiệp thực hiện kế toán theo nguyên tắc giá trị thị trường
    Nâng cao trách nhiệm công bố thông tin của tập đoàn
    Xây dựng thông số cho các ngành
    III. Một số giải pháp để nâng cao giá trị công ty

    Tập trung vào xây dựng thương hiệu, đưa ra các thông điệp rõ ràng cho khách hàng
    Phân tích đối thủ cạnh tranh từ đó xây dựng chính sách khách hàng hợp lý nhằm nâng cao doanh thu
    Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản nhằm tối đa hóa lợi nhuận
    Kiểm soát tốt các chi phí đầu vào
    Nâng cao hiệu quả sản xuất ở các lĩnh vực, bám sát các bước đi công nghệ của thế giới và đưa ra các chiến lược cụ thể để áp dụng các chiến lược này
    Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả và tái cấu trúc hệ thống tài chính một cách phù hợp
    Cân nhắc hiệu quả sử dụng vốn nợ và đòn bẩy tài chính
    Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ và phát triển nguồn nhân lực
    IV. Kiến nghị với cơ quan chức năng và các tổ chức có liên quan

    Cần thiết phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp
    Kiểm soát hoạt động, ban hành các quy chế về chuẩn mực đạo đức, năng lực chuyên môn đối với các tổ chức tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp
    Thành lập các tổ chức đánh giá tín nhiệm
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    Phụ lục 1 :Bảng các tỷ số tài chính của các doanh nghiệp ngành thép
    Phụ lục 2: Bảng một số chỉ tiêu cơ bản về các cổ phiếu ngành thép
    Phụ lục 3 : Báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2007 -2010 tập đoàn Hòa Phát

    [/TD]
    [TD]1


    4
    4
    5
    6
    8
    8
    8
    9
    13
    13
    15
    20
    21

    22

    23
    24




    30
    30
    30
    31
    32
    33

    34
    35
    36
    37
    37
    37
    46
    50
    50
    53
    53
    53
    54
    55
    55
    56
    59
    59
    59

    59
    60
    61

    68


    71

    71
    71
    71
    72
    73
    74
    74
    75
    75

    75
    76
    77
    77
    77

    79

    79
    79
    80


    80

    81
    83
    84
    84

    85


    85
    87
    88

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    LỜI MỞ ĐẦU

    Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp là một điều cần thiết mà các công ty đã và đang hướng đến. Các pháp nhân thể nhân có lợi ích liên quan gắn bó trực tiếp với doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến vấn đề giá trị doanh nghiệp. Hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây về vấn đề định giá doanh nghiệp ở Việt Nam đều đã đề cập một cách khá kỹ lưỡng về vấn đề định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Các báo cáo của các chuyên gia khi xác định giá trị của doanh nghiệp cổ phần hóa Nhà nước cũng được thực hiện khá chi tiết. Tuy nhiên, hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp của một công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng để xác định cơ hội đầu tư vẫn chưa phổ biến. Ngoài ra các báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp của các tập đoàn hầu như chỉ tập trung vào các mảng kinh doanh của tập đoàn mà vẫn chưa chú ý đến tiềm năng kinh doanh ở các lĩnh vực khác.
    Năm 2011 được nhận định là một năm thận trọng trong đầu tư cổ phiếu nhóm ngành thép trong các báo cáo của các công ty chứng khoán. Trong đó HPG là cổ phiếu của công ty tập đoàn Hòa Phát được đề xuất là cổ phiếu được đầu tư hàng đầu trong danh mục ngành thép trong các báo cáo của Sacombank, Thang Long Securities, VDSC . Việc các công ty nhận định HPG là một trong những cổ phiếu hàng đầu trong cơ cấu danh mục đầu tư được hỗ trợ bởi các phân tích về ngành, giá thép và lợi thế cạnh tranh từ chu trình sản xuất khép kín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các báo cáo lại chưa đưa ra được các so sánh tình hình tài chính cụ thể của Hòa Phát với ngành và các công ty có hoạt động sản xuất thép tương tự cũng như bỏ qua tiềm năng đem lại doanh thu của các lĩnh vực khác của tập đoàn là kinh doanh nội thất và bất động sản.
    Chính vì những lý do trên, trong phạm vi của khóa luận, em xin trình bày một số nhận định cá nhân với đề tài “Phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát” nhằm xác định giá trị của doanh nghiệp theo các mảng lĩnh vực cụ thể và từ đó rút ra những kinh nghiệm khi tiền hành phân tích và định giá tập đoàn.


    Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết về phân tích và định giá doanh nghiệp, các phương pháp định giá doanh nghiệp và ứng dụng các phương pháp đó vào định giá công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát. Từ đó rút ra những kinh nghiệm trong quá trình phân tích và định giá để có thể định giá đúng được giá trị của doanh nghiệp
    Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các phương pháp định giá sao cho sát với giá trị của doanh nghiệp

    Đối tượng phạm vi nghiên cứu
    Luận văn chủ yếu tập trung vào việc ứng dụng các phương pháp định giá vào công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát xuất phát từ việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh của công ty từ khi bắt đầu niêm yết vào năm 2007 đến nay, cùng với các kế hoạch dự định trong tương lai của công ty nhằm đánh giá khả năng tài chính đồng thời xác định giá trị của công ty thông qua dự đoán luồng tiền tương lai và so sánh với các công ty khác cùng ngành.

    Phương pháp nghiên cứu
    Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích, phương pháp dự đoán. Việc phân tích sẽ bám sát hệ thống lý luận chung về hoạt động phân tích và định giá doanh nghiệp.

    Kết cấu của khóa luận
    Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham kháo và các bảng biểu phụ lục, khóa luận bao gồm 3 chương:

    Chương 1 : Một số vấn đề về phân tích và định giá doanh nghiệp
    Chương 2 : Phân tích và định giá công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
    Chương 3: Khó khăn và hạn chế trong quá trình phân tích và định giá CTCP Tập đoàn Hòa Phát và các giải pháp đề xuất
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...