Luận Văn Phân tích và điều chỉnh cơ cấu công ty

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Phân tích và điều chỉnh cơ cấu công ty
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]LỜI MỞ ĐẦU

     Bạn nghĩ gì về“Một nhà quản trị tài ba”?????????
     Đó có là mục tiêu của bạn?
     Và bạn nghĩ những yếu tố nào giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
     Để trở thành một nhà quản trị hay một nhà lãnh đạo thành công bạn cần tập hợp nhiều mảnh ghép cần thiết: .
     Đó là quản trị một cách khoa học và nghệ thuật
     Đó là kỹ năng lập kế hoạch và hoạch định
     Đó là khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn
     Đó là cách tạo phong cách lãnh đạo

    Như vậy tổ chức là một vấn đề mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng phải quan tâm.

    Lenin đã từng nói :”Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng,chúng tôi sẽ đảo lộn cả nước Nga”.Câu nói bất hủ ấy đã cho thấy vai trò của tổ chức ,đặc biệt là vai trò của tổ chức trong một công ty hay doanh nghiệp.Bằng chứng là theo điều tra của giới cầm quyền ở Mỹ thì 70-80% những khiếm khuyết trong quản trị thực hiện mục tiêu là do công tác tổ chức và thực tế cũng chỉ ra rằng những công ty nào có công tác tổ chức hợp lý thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới thuận lợi và đạt hiệu quả kinh doanh .Còn nếu không sẽ gây nhiều lãng phí đặc biệt là lãng phí về năng lực và tinh thần của nhân viên

    Khi nói đến tổ chức thì phải nhắc đến hai vấn đề cơ bản :
     Thứ nhất là cơ cấu tổ chức
     Thứ hai là mối quan hệ trong tổ chức
    Nếu bạn là nhà quản trị của một công ty và bạn xây dựng cũng như hoàn thiện cơ cấu công ty đem lại hiệu quả theo mục tiêu của công ty thì tức là bạn đã thực hiện tốt kỹ năng tổ chức đồng nghĩa là bạn thành công.


    Xuất phát từ tầm quan trong của tổ chức đối với một nhà quản trị cũng như đối với một công ty và từ mối quan hệ giữa tổ chức và cơ cấu tổ chức nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài : ‘Cơ cấu tổ chúc công ty ‘


    PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KIẾN THỨC TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

    I, TỔ CHỨC :

    1,Khái niệm

    Theo cách phân loại các yếu tố sản xuất thì: Tổ chức là sự kết hợp các yếu tố sản xuất.
    Theo quá trình phát triển thì: Tổ chức là sự liên kết tất cả các cá nhân, quá trình hoạt động trong hệ thống để thực hiện các mục đích đề ra.
    Theo mối quan hệ: Tổ chức bao gồm sự xác định cơ cấu và liên kết các hoạt động khác nhau của tổ chức.
    Tô chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là dựa trên những chức năng, nhiệm vụ đã xác định của bộ máy quản lý để sắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu, xây dựng mô hình và làm cho toàn bộ hệ thống quản lý của doanh nghiệp hoạt động như một chỉnh thể có hiệu lực nhất

    2,Những đặc điểm chung của tổ chức

    Theo các nhà tâm lý học tổ chức thì có 4 đặc điểm chung đối với tất cả các tổ chức là:

    Thứ nhất, kết hợp các nỗ lực của các thành viên :
    Như chúng ta thường thấy, khi các cá nhân cùng nhau tham gia và phối hợp những nỗ lực vật chất hay trí tuệ của họ thì nhiều công việc phức tạp và vĩ đại có thể được hoàn thành. Chẳng hạn , việc xây dựng các Kim tự tháp, việc đưa con người lên mặt trăng .là những công việc vượt xa trí thông minh và khả năng của bất cứ cá nhân nào. Sự kết hợp nỗ lực nhân lên đóng góp của mỗi cá nhân.

    Thứ hai, có mục đích chung : Sự kết hợp các nỗ lực không thể thực hiện được nếu những người tham gia không nhất trí cùng nhau phấn đấu cho những quyền lợi chung nào đó. Một mục tiêu chung đem lại cho các thành viên của tổ chức một tiêu điểm để tập hợp nhau lại.

    Thứ ba, phân công lao động : Bằng cách phân chia một cách hệ thống các nhiệm vụ phức tạp thành những công việc cụ thể, một tổ chức có thể sử dụng nguồn nhân lực của nó một cách có hiệu quả. Phân công lao động tạo điều kiện cho các thành viên của tổ chức trở nên tài giỏi hơn do chuyên sâu vào một công việc cụ thể.

    Thứ tư, hệ thống thứ bậc quyền lực : Các nhà lý thuyết về tổ chức định nghĩa quyền lực là quyền ra quyết định và điều khiển hành động của những người khác. Nếu không có một hệ thống thứ bậc quyền lực rõ ràng thì sự phối hợp những cố gắng của các thành viên sẽ rất khó khăn. Một trong những biểu hiện của hệ thống thứ bậc là hệ thống ra mệnh lệnh và sự phục tùng. Những đặc điểm trên đây là rất cần thiết để xác định sự hiện diện của một tổ

    II, CƠ CẤU TỔ CHỨC:

    Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể của một tổ chức thành những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện những chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

    1.Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức
    Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cần phải đảm bảo thực hiện những yêu cầu sau:
    - Tính tối ưu: Phải đảm bảo giữa các khâu và các cấp quản lý đều được thiết lập các mối quan hệ hợp lý, mang tính năng động cao, luôn đi sát và phục vụ cho mục đích đề ra của doanh nghiệp.
    - Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong hệ thống cũng như ngoài hệ thống.
    - Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo tính chính xác của thông tin được xử lý trong hệ thống, nhờ đó đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàn giữa các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp.
    - Tính kinh tế: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải được tổ chức sao cho chi phí bỏ ra trong quá trình xây dựng và sử dụng là thấp nhất nhưng phải đạt hiệu quả cao nhất.
    - Tính bí mật: Việc tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo kiểm soát được hệ thống thông tin, thông tin không được rò rỉ ra ngoài dưới bất kỳ hình thức nào. Điều đó sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...