Báo Cáo Phân tích và đề xuất các kịch bản chính sách cho ngành chăn nuôi bò sữa việt nam trong bối cảnh hội

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SUMMARY
    The aim of the paper is to examine the effects of policies on dairy production in Vietnam. It was found that economic policy in general and breeding policy in particular were likely to have a significant effect on the scale of milk cows, breeding programs, milk productivity and quality. On the other hand, these policies seem to have negative impacts on the development of dairy industry. In the paper, advantages and disadvantages of policies were also discussed. The findings of the research allowed to draw policy implications and suggestions for the development of dairy production in the process of integration.
    Key words: Policy, dairy production, milkcow







    1. ĐẶT VẤN ĐỀ


    Để có thể ổn định và phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, Nhà nước không chỉ cần có những đường lối đúng, những chính sách phù hợp, mà còn cần có sự kịp thời trong quá trình ban hành các chính sách. Mỗi chính sách ra đời có thể là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nhưng cũng có thể kìm hãm nó nếu không phù hợp. Mặt khác, một chính sách có thể là thúc đẩy lĩnh vực này phát triển nhưng lại kìm hãm lĩnh vực khác. Chính vì vậy, việc xem xét sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến phát triển sản xuất là rất quan trọng, đặc biệt trong sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, một trong những ngành sản xuất chủ yếu của nước ta.
    Chăn nuôi bò sữa là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và liên quan với rất nhiều lĩnh vực sản xuất khác như công nghiệp, giao thông, thương nghiệp .Vì vậy, sự phát triển chăn nuôi bò sữa không chỉ chịu ảnh hưởng của những chính sách riêng cho ngành mà còn chịu tác động rất lớn từ những chính sách khác. Những năm qua, hàng loạt các chính

    sáchcủa Nhà nước đã tác động khá tích cực cả trực tiếp và gián tiếp tới ngành sản xuất non trẻ này, tuy vậy những thăng trầm mà ngành gặp phải cũng không ít. Trước ngưỡng cửa của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chúng ta cần tìm ra những chính sách phù hợp. Chính vì vậy, phân tích và đề xuất các kịch bản chính sách cho ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế là vấn đề cấp thiết cần đặt ra nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy chăn nuôi bò sữa phát triển thông qua các chính sách kinh tế để đáp ứng nhu cầu về sữa ngày càng cao của nhân dân.


    2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    Phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn, phương pháp PRA, phương pháp thống kê, phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, phương pháp phân tích ngành hàng, phân tích kinh tế.


    3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


    Trong những năm qua, Nhà nước ta đã đề



    1 Khoa Kinh tế & PTNT, Đại học Nông nghiệp I








    ra hàng loạt chính sách kinh tế trên tất cả các lĩnh vực như: chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả, chính sách về tăng trưởng và phát triển kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách việc làm cho người lao động . Những thành tựu kinh tế của đất nước trong quá trình đổi mới vừa qua đã chứng minh được tính đúng đắn, sự phù hợp của các chính sách đó với yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế thị trường. Các chính sách đó đã trở thành căn cứ cho mô hình quản lý kinh tế mới mà tư tưởng cốt lõi là phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của các đơn vị cơ sở, tránh mọi sự can thiệp trực tiếp theo kiểu hành chính bao cấp vào hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của các đơn vị cơ sở. Trên cơ sở những định hướng đó, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức được phát huy cao tính năng động của mình trong khuôn khổ pháp lý, từ đó sản xuất có hiệu quả hơn, quản lý chặt chẽ hơn.


    3.1. Ảnh hưởng của một số chính sách kinh tế tới chăn nuôi bò sữa


    Chính sách chăn nuôi
    Trước 1979, do tình trạng thiếu lương thực và sự gò bó về cơ chế nên chăn nuôi nói
    chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng có xu

    hướng giảm sút. Sau khi Nghị quyết 357
    CP ban hành vào ngày 3/10/1979, đàn bò bắt đầu tăng lên đáng kể: năm 1980 có 1660 ngàn con và tăng mạnh vào những năm 1990. Giai đoạn 76-80 đạt bình quân 1,63 triệu con, đến giai đoạn 81-85 đạt bình quân 2,1 triệu con, tăng 28,8%. Bước vào thời kỳ đổi mới: Ngành chăn nuôi cũng có những bước tiến khá dài, bình quân giai đoạn 1989-1992 so với bình quân thời kỳ 1981-1988, tất cả các ngành đều tăng, trong đó, đàn trâu tăng 10,8%, đàn bò tăng 14,8% (bảng 1). Giai đoạn này đã đã bắt đầu có sự xuất hiện bò sữa trong các hộ nông dân mà trước đó chỉ có trong các cơ sở chăn nuôi của Nhà nước hay của tập thể, đàn bò sữa tăng 8,23%. Bắt đầu từ những năm 1990, số đầu bò sữa tăng nhanh, qua 13 năm tăng từ 11.000 con lên 80.000 con đã đưa sản lượng sữa từ 9.300 tấn lên 126.000 tấn vào năm 2003 (bảng 2).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...