Luận Văn Phân tích và đề ra giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Hoa

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Ác Niệm, 5/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài :
    Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia trên hành tinh chúng ta không thể sống một cách riêng rẽ được mà phải tuân theo dòng xoáy của nền kinh tế thế giới, tham gia vào các quan hệ đầu tư quốc tế, dịch vụ quốc tế và thương mại quốc tế Trong đó kinh doanh quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế thế giới của mỗi quốc gia.
    Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới hiện nay. Ngành dệt may của Hoa Kỳ đứng thứ 10 trong các ngành công nghiệp và đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hóa có thời hạn sử dụng không dài. Công nghiệp dệt của Hoa Kỳ luôn gắn với thị trường sản phẩm dệt và quần áo may sẳn của thế giới. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt và quần áo.
    Từ thực tế Hoa Kỳ mới xóa bỏ cấm vận đối với Việt Nam từ năm 1995, nhưng quan hệ giao thương giữa doanh nghiệp hai nước mới chỉ bắt đầu từ năm 2001 khi có Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA). Trong khi các nước khác trên thế giới đã có quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ từ rất lâu, vô số các doanh nghiệp nước ngoài đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Hoa Kỳ, vì thế việc thay đổi và thuyết phục các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ lựa chọn hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam cung ứng rất khó khăn và phải cạnh tranh rất quyết liệt.
    Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện hạch toán độc lập trong cơ chế thị trường cạnh tranh, chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang may mặc xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, nên vấn đề gia tăng kim ngạch xuất khẩu là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong định hướng phát triển của công ty.
    Vì những lý do trên mà người viết quyết định chọn đề tài: “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG “ làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu .
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh doanh xuất nhập khẩu và các yếu tố của thị trường, có tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
    - Phân tích thực trạng sản xuất và tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH MTV MAY BÌNH DƯƠNG, cụ thể trong giai đoạn từ năm 2008-2010.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty một cách có hệ thống: điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội.
    - Nghiên cứu nhu cầu thị trường Hoa kỳ đối với sản phẩm may mặc của công ty.
    - Phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại Công ty.
    - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ qua đó cũng nhằm hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sản phẩm may mặc thời trang, thị trường kinh doanh mục tiêu của công ty, và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong vài năm gần đây .


    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình kim ngạch xuất khẩu của công ty, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và quy trình xuất nhập khẩu sản phẩm tại công ty TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Chuyên đề sữ dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, điều tra khảo sát, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp từ cơ sở lý luận và việc thu thập thông tin từ cơ sở dữ liệu thứ cấp( sách, báo, tạp chí, Intetnet ), dữ liệu sơ cấp (khảo sát tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong ngành).
    5. Kết cấu của đề tài

    Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Xuất Khẩu Hàng May Mặc.

    Chương 2: Thực Trạng Hoạt Động kinh doanh Xuất Khẩu Sản Phẩm Sang Thị Trường Hoa Kỳ Tại Công Ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương.

    Chương 3: Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Sản Phẩm Sang Thị Trường Hoa Kỳ Tại Công Ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương.



    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC


    1.1. Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 3
    1.1.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường hàng may mặc 3
    1.1.2. Lập phương án kinh doanh 4
    1.1.3. Quảng cáo hàng may mặc 4
    1. 1.4. Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu hàng may mặc 4
    1.1.5. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc 4
    1.1.6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc 5
    1.1.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 8
    1.2. Nghiên cứu thị trường may mặc tại Mỹ 8
    1.2.1. Nhu cầu sản xuất - nhập khẩu - tiêu thụ hàng may mặc tại Mỹ 9
    1.2.2. Hệ thống các nhà sản xuất và phân phối hàng may mặc tại Mỹ 9
    1.2.3. Xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường Mỹ. 10
    1.2.4. Chính sách nhập khẩu sản phẩm dệt may của Mỹ 11
    1.2.4.1. Quy định về Thuế quan 12
    1.2.4.2. Những quy định về hạn ngạch và visa 13
    1.2.4.3. Quy định về xuất xứ hàng dệt may 13
    1.2.4.4. Quy định về nhãn hiệu thương mại ở Mỹ. 14
    1.2.4.5. Quy định về chống bán phá giá, trợ giá của Mỹ. 14
    1.2.4.6. Quy định về tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội. 15


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.


    2.1. Giới thiệu công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương 17
    2.1.1. lịch sử hình thành công ty 17
    2.1.2. Quá trình phát triển 18
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 18
    2.1.3.1. Tổ chức bộ máy của công ty 18
    2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 21
    2.2. Một số hoạt động marketing của Công ty 22
    2.2.1. Giới thiệu một số hàng hoá, dich vụ 22
    2.2.2. Thị trường tiêu thụ 22
    2.2.3 Kênh phân phối 23
    2.2.4 Các hình thức xúc tiến bán hàng 23
    2.2.5 Thị phần và đối thủ cạnh tranh 24
    2.2.6 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của Công ty 25
    2.2.6.1 Về công tác nghiên cứu thị trường. 25
    2.2.6.2 Về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 25
    2.2.6.3 Về chính sách tiêu thụ sản phẩm. 26
    2.2.6.4 Chính sách giá của công ty 26
    2.2.6.5 Về chính sách phân phối. 26
    2.2.6.6 Về chính sách xúc tiến hỗn hợp. 26
    2.3.Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương sang thị trường Mỹ 27
    2.3.1 Công tác tiếp cận thị trường Mỹ của Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương 27
    2.3.2 Công tác chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ 27
    2.3.2.1 Soạn thảo hợp đồng xuất khẩu. 28
    2.3.2.2 Đăng ký duyệt hợp đồng. 29
    2.3.2.3 Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu. 29
    2.3.2.4 Đăng ký làm thủ tục hải quan và nhận hàng. 30
    2.3.2.5 Kiểm tra đối chứng và hoàn tất thủ tục nhập hàng vào kho 31
    2.3.2.6 Công tác thuê tàu 32
    2.3.2.7.Khâu kiểm tra 32
    2.3.2.8 Giao nhận và đóng hàng lên phương tiện 33
    2.3.2.9 Hoàn tất quy trình xuất khẩu 33
    2.3.3 Phân tích kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu của công ty 33
    2.3.4 Phân tích kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu của công ty 36
    2.3.5. Phân tích kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Công ty sang thị trường Mỹ 39
    2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Mỹ của công ty. 40
    2.4.1. Các yếu tố khách quan 40
    2.4.1.1. Yếu tố kinh tế 40
    2.4.1.1.1 Cung cầu trên thị trường. 40
    2.4.1.1.2 Tỷ giá hối đoái. 41
    2.4.1.2 Yếu tố chính trị, pháp luật. 42
    2.4.1.3 Yếu tố cạnh tranh 43
    2.4.2 Các yếu tố chủ quan 47
    2.4.2.1 Năng lực của người làm xuất khẩu. 47
    2.4.2.2 Trình độ tay nghề của công nhân. 47
    2.4.2.3 Giá của sản phẩm 48
    2.4.2.4 Công nghệ 48
    2.5 Phân tích SWOT về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ 49
    2.6 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ 52
    2.6.1 Thuận lợi 52
    2.6.1.1 Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra 52
    2.6.1.2 Thị trường của công ty được mở rộng. 52
    2.6.1.3 Chất lượng hàng may mặc xuất khẩu được nâng cao. 53
    2.6.1.4 Tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng nước ngoài. 53
    2.6.2 Những mặt còn tồn tại hiện nay. 53
    2.6.2.1. Sự chuyên môn hóa trong sản xuất nhiều mặt hàng chưa cao. 53
    2.6.2.2. Chất lượng một số mặt hàng chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các đơn hàng mua đứt bán đoạn. 53
    2.6.2.3. Giao dịch qua trung gian còn nhiều. 54
    2.6.2.4. Tiếp cận thị trường còn yếu.


    CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.

    3.1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam và phương hướng hoạt động của Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương trong thời gian tới 55
    3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam 55
    3.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương 56
    3.1.3. Quan điểm phát triển của công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương 56
    3.1.4.Phương hướng và nhiệm vụ của công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương 56
    3.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Mỹ. 56
    3.2.1. Giải pháp về phía Công ty. 56
    3.2.1.1. Đối với sản phẩm 56
    3.2.1.2. Giải pháp phát triển thương hiệu của Công ty tại thị trường Mỹ. 57
    3.2.1.3. Hoàn thiên công tác xúc tiến để xâm nhập thị trường Mỹ 58
    3.2.1.4. Nâng cao trình độ, tay nghề của cán bộ công nhân viên nói chung và nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ kinh doanh nói riêng.
    3.2.1.5 Đầu tư cho công tác thiết kế mẫu, xây dựng bộ phận chuyên trách, thiết kế thời trang mẫu mã sản phẩm. 59
    3.2.2. Những kiến nghị khác 60
    3.2.3. Những kiến nghị về phía nhà nước. 60
    KẾT LUẬN 62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...