Luận Văn Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 90%"]Lời nói đầu
    1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    - Nguồn lao động nước ta nói chung và của tỉnh Thanh Hoá nói riêng là khá lớn. Hiện nay dân số của tỉnh Thanh Hoá là 3.726.060 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2.398.470 người ( chiếm 64,37% so với dân số trong tỉnh). Đến cuối năm 2008 có 2.154.218 lao động có việc làm trong các ngành kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên lao động chủ yếu vẫn làm trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp là chính (1.357.133 lao động, chiếm 63% so với số lao động đang làm việc) và lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 33,5% so với số lao động đang làm việc ( trong đó lao động qua đào tạo nghề là 22,8%) nên vấn đề cấp bách hiện nay là tạo việc làm cho người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp đang còn cao ở trong tỉnh và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Và xuất khẩu lao động là một giải pháp mang lại hiệu quả cao.
    - Do xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế nên xuất khẩu lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp nước ta tiếp cận được với các thị trường lớn và phát triển trên thế giới.
    - Do nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng nên công tác xuất khẩu lao động của nước ta nói chung và của Thanh Hoá nói riêng bị ảnh hưởng khá lớn. Vì vậy cần nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm giúp đỡ người lao động trong hoạt động xuất khẩu lao động, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho họ.
    2- Bối cảnh nghiên cứu
    - Sở Lao Động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá là cơ quan quản lý Nhà nước về lao động và là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh. Những năm qua đã làm cho công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia của tỉnh Thanh Hoá thu được các kết quả đáng khích lệ.
    - Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được so với nguồn nhân lực, nhu cầu của người lao động tỉnh nhà. Do vậy, việc đánh giá thực trạng về xuất khẩu lao động và chuyên gia để rút ra những nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường về công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và sự bất ổn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay.
    3- Mục đích nghiên cứu
    - Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động và chuyên gia của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008, để từ đó thấy được những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động. Từ đó đưa ra các giải pháp phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động để nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động trong tỉnh.
    4- Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và tìm hiểu các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, công văn và các văn bản liên quan tới công tác xuất khẩu lao động cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng của Đảng và Nhà nước, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh .
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực tế công tác xuất khẩu lao động của Sở lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá thông qua việc quan sát, học hỏi, tiếp thu quá trình làm việc của các cán bộ chuyên trách về công tác xuất khẩu lao động trong Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá.


    5- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá
    - Phạm vi nghiên cứu là nguồn lao động tỉnh Thanh Hoá
    6- Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung luận văn gồm 3 phần:
    - Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận nghiên cứu tình hình xuất khẩu lao động ở tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008
    - Phần thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2004-2008.
    - Phần thứ ba: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh Thanh Hoá những năm tiếp theo.

    Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
    1- PGS.TS Trần Xuân Cầu; PGS.TS Mai Quốc Chánh, 2008, Giáo Trình Kinh Tế Nguồn Nhân Lực, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
    2- PGS.TS Cao Văn Sâm, 2008, Tạp Chí Lao Động Xã Hội Số 332: Cần Giải Quyết Tốt Các Vấn Đề Cơ Bản Trong XKLĐ, Tr 31-32
    3- TS Nguyễn Quốc Luật, Công Đạt, Nguyễn Hải Nam ( Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước), 2007, Tạp Chí Lao Động Xã Hội Số 323, Tr 7-14
    4- Sở Lao Động-Thương Binh Và Xã Hội Thanh Hoá, Báo Cáo Tổng Kết Công Tác Lao Động - Người Có Công Và Xã Hội Năm 2008 Và Kế Hoạch Nhiệm Vụ Năm 2009, Tháng 1/2009
    5- Sở Lao Động-Thương Binh Và Xã Hội Thanh Hoá, Báo Cáo Công Tác Xuất Khẩu Lao Động Năm 2008, Phương Hướng Và Nhiệm Vụ Năm 2009, Tháng 1/2009
    6- Bộ Luật Lao Động Của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Đã Được Sửa Đổi Bố Sung 2002, 2006
    7- Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội, 2007, Hội Nghị Triển Khai Kế Hoạch Dạy Nghề, Việc Làm Và Xuất Khẩu Lao Động, Ngày 10/5/2007
    8- Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước, 2000, Đề Án Ổn Định Và Phát Triển Thị Trường Lao Động Ngoài Nước Thời Kỳ 2001-2010
    9- Hiệp Hội Xuất Khẩu Lao động Việt Nam, 2008, Bản Tin Số 25 Tháng 10/2008
    10- Bộ Lao Động-Thương Binh Và Xã Hội, 2007, Hệ Thống Văn Bản Mới Về Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng, NXB Lao Động-Xã Hội.

    Đường link:
    1) http://vneconomy.vn/20090410012524491P0C11/xuat-khau-lao-dong-sang-han-chi-tieu-khong-quan-trong.htm
    2) http://www.vnexpress.net/GL/Viec-lam/2008/12/3BA091A9/
    3) http://www.baothanhhoa.com.vn/news/45391.bth
    4) http://thanhhoa.gov.vn/web/guest/

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...