Luận Văn Phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại cổ

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 15/1/14.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Phương pháp nghiên cứu 2
    4. Số liệu của mô hình 2
    5. Kết quả mong đợi 2
    6. Kết cấu của chuyên đề 2
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH – VPBANK VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TỶ GIÁ, PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG 4
    1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng ngoài quốc doanh - VPBank và hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng 4
    1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng ngoài quốc doanh – VPBank 4
    1.1.2 Những nét cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng ngoài quốc doanh – VPBank 5
    1.1.3 Tổ chức kiểm soát rủi ro của ngân hàng ngoài quốc doanh – VPBank 7
    1.2 Lý luận chung về rủi ro tỷ giá và phương pháp đo lường rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng 9
    1.2.1 Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái 9
    1.2.1.1 Thị trường ngoại hối 9
    a. Khái niệm về thị trường ngoại hối 9
    b. Chức năng của thị trường ngoại hối 10
    c. Đối tượng chính tham gia trên thị trường ngoại hối 11
    1.2.1.2 Tỷ giá hối đoái 13
    a. Khái niệm tỷ giá hối đoái 13
    b. Phân loại tỷ giá hối đoái 14
    c. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 16
    1.2.2 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng 17
    1.2.2.1 Khái niệm về rủi ro tỷ giá 17
    1.2.2.2 Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá 18
    a. Khái niệm trạng thái ngoại tệ 18
    b. Phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ 20
    1.2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng 22
    1.2.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại 24
    1.2.2.5 Quản trị rủi ro tỷ giá trong ngân hàng thương mại 25
    a. Lý do quản trị rủi ro tỷ giá 26
    b. Các giải pháp quản trị rủi ro tỷ giá 26
    1.2.3 Đo lường rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại 30
    CHƯƠNG 2: MỘT SỐ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI 32
    2.1 Mô hình dựa vào độ dao động, hệ số nhọn và hệ số bất đối xứng 32
    2.1.1 Xây dựng mô hình 32
    2.1.2 Ý nghĩa mô hình 34
    2.2 Mô hình kinh tế lượng 35
    2.2.1 Mô hình ARCH 36
    2.2.2 Mô hình GARCH 38
    2.3 Mô hình VaR (Value at Risk ) 39
    2.3.1 Khái niệm giá trị rủi ro (VaR) 39
    2.3.2 Phương pháp xác định giá trị rủi ro (VaR) 42
    2.3.2.1 Phương pháp Risk metrics 42
    a. Nội dung 42
    b. Ưu, nhược điểm của phương pháp 44
    2.3.2.2 Phương pháp toán kinh tế để tính VaR 46
    a. Phương pháp toán kinh tế để tính VaR một thời kỳ 46
    b. Phương pháp toán kinh tế để tính VaR nhiều thời kỳ 47
    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH – VPBANK 50
    3.1 Mô tả số liệu 50
    3.2 Phân tích rủi ro tỷ giá dựa vào hệ số nhọn và hệ số bất đối xứng 54
    3.3 Phân tích rủi ro tỷ giá dựa vào mô hình kinh tế lượng 57
    3.3.1 Ước lượng mô hình 57
    3.3.2 Lập danh mục đầu tư gồm 3 loại ngoại tệ USD, EUR, GBP sao cho rủi ro của danh mục là nhỏ nhất 67
    3.3.2.1 Lập danh mục mua 3 loại ngoại tệ USD, ERU, GBP sao cho rủi ro của danh mục là nhỏ nhất 67
    3.3.2.2 Lập danh mục bán 3 loại ngoại tệ USD, EUR, GBP sao cho rủi ro của danh mục là nhỏ nhất 68
    3.4 Phân tích rủi ro tỷ giá dựa vào mô hình VaR 69
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
    PHỤ LỤC 74

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    1. NH: Ngân hàng
    2. NHNN: Ngân hàng nhà nước
    3. NHTM: Ngân hàng thương mại
    4. TTNT: Trạng thái ngoại tệ
    5. TMCP: Thương mại cổ phần
    6. NHTW: Ngân hàng trung ương
    7. TM: Thương mại
    8. FOREX: Thị trường ngoại hối
    9. KDNT: Kinh doanh ngoại tệ
    10. OTC: Thị trường phi tập trung
    11. Tên các biến sử dụng trong chuyên đề:
    USD_m: chuỗi tỷ giá mua của ngoại tệ USD
    USD_b: chuỗi tỷ giá bán của ngoại tệ USD
    EUR_m: chuỗi tỷ giá mua của ngoại tệ EUR
    EUR_b: chuỗi tỷ giá bán của ngoại tệ EUR
    GBP_m: chuỗi tỷ giá mua của ngoại tệ GBP
    GBP_b: chuỗi tỷ giá bán của ngoại tệ GBP
    XUSD_m: lợi suất của chuỗi tỷ giá mua USD
    XUSD_b: lợi suất của chuỗi tỷ giá bán USD
    XUSD_CL: lợi suất của chuỗi chênh lệch tỷ giá USD
    XEUR_m: lợi suất của chuỗi tỷ giá mua EUR
    XEUR_b: lợi suất của chuỗi tỷ giá bán EUR
    XEUR_CL: lợi suất của chuỗi chênh lệch tỷ giá EUR
    XGBP_m: lợi suất của chuỗi tỷ giá mua GBP
    XGBP_b: lợi suất của chuỗi tỷ giá bán GPB
    XGBP_CL: lợi suất của chuỗi chênh lệch tỷ giá GBP


    DANH MỤC BẢNG BIỂU

     Hình
    Hình 1: Các chức năng của thị trường ngoại hối 11
    Hình 2: Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành viên tham gia thị trường ngoại hối 13

     Bảng
    Bảng 1: Các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường và đoản 19
    Bảng 2: Mối liên hệ giữa trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá 22
    Bảng 3: Bảng thể hiện mức độ lỗ/lãi ngoại tệ 31
    Bảng 4: Bảng thống kê mô tả các đặc trưng của các chuỗi tỷ giá mua và bán của ngoại tệ USD, EUR, GBP 50
    Bảng 5: Bảng thống kê mô tả lợi suất của chuỗi tỷ giá USD 54
    Bảng 6: Bảng thống kê mô tả lợi suất của chuỗi tỷ giá EUR 55
    Bảng 7: Bảng thống kê mô tả lợi suất của chuỗi tỷ giá GBP 55
    Bảng 8: Bảng thống kê mô tả khoảng tin cậy và độ dài khoảng tin cậy của chuỗi lợi suất tỷ giá USD 56
    Bảng 9: Bảng thống kê mô tả khoảng tin cậy và độ dài khoảng tin cậy của chuỗi lợi suất tỷ giá EUR 56
    Bảng 10: Bảng thống kê mô tả khoảng tin cậy và độ dài khoảng tin cậy của chuỗi lợi suất tỷ giá GBP 56
    Bảng 11: Bảng kiểm định tính dừng của chuỗi lợi suất tỷ giá bán ngoại tệ EUR 58
    Bảng 12: Lược đồ tương quan của chuỗi lợi suất tỷ giá bán ngoại tệ EUR 59
    Bảng 13: Bảng ước lượng OLS của chuối lợi suất tỷ giá bán ngoại tệ EUR 60
    Bảng 14: Lược đồ tương quan của chuỗi phần dư của chuỗi lợi suất tỷ giá bán ngoại tệ EUR 60
    Bảng 15: Lược đồ tương quan của chuỗi phần dư bình phương của chuỗi lợi suất tỷ giá bán ngoại tệ EUR 61
    Bảng 16: Bảng kiểm định tính dừng của chuỗi lợi suất tỷ giá bán ngoại tệ EUR 62
    Bảng 17: Bảng GARCH(1, 1) của chuỗi lợi suất tỷ giá bán ngoại tệ EUR 63
    Bảng 18: Bảng GARCH(1, 1) khi bỏ biến AR(1) của chuỗi lợi suất tỷ giá bán ngoại tệ EUR 64
    Bảng 19: Lược đồ tương quan của chuỗi phần dư bình phương của chuỗi lợi suất tỷ giá bán ngoại tệ EUR 65
    Bảng 20: Ma trận hiệp phương sai của tỷ giá mua 3 loại ngoại tệ USD, EUR, GBP 67
    Bảng 21: Ma trận hiệp phương sai của chuỗi lợi suất tỷ giá bán 3 loại ngoại tệ USD, EUR, GBP 68
    Bảng 22: Bảng phương sai có điều kiện và độ dao động của chuỗi lợi suất tỷ giá bán các ngoại tệ USD, EUR, GBP 69
    Bảng 23: Bảng ước lượng ARCH của chuỗi lợi suất tỷ giá EUR_mua 75
    Bảng 24: Bảng ước lượng ARCH của chuỗi lợi suất tỷ giá GBP_ban 76
    Bảng 25: Bảng ước lượng ARCH của chuỗi lợi suất tỷ giá GBP_mua 76
    Bảng 26: Bảng ước lượng ARCH của chuỗi lợi suất tỷ giá USD_ban 77
    Bảng 27: Bảng ước lượng ARCH của chuỗi lợi suất tỷ giá USD_mua 77

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu thanh toán, phân phối vốn, phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Với tư cách là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, hệ thống các Ngân hàng thương mại luôn giữ các vai trò huyết mạch trong các hoạt động kinh tế của nền kinh tế thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn vươn ra chiếm lĩnh thị trường trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang đổi mới từng ngày, hệ thống các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã và đang không ngừng đổi mới cả về chất và lượng, góp phần đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng, quy mô và các luồng ngoại tệ chu chuyển vào nước ta ngày càng lớn. Vì vậy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng đã và đang là một hoạt động mang lại lợi nhuận chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng số lợi nhuận chung của ngân hàng. Phần lớn các ngân hàng thương mại nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ, nờn đó đầu tư khá lớn cho hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động này cũng là một lĩnh vực luôn “tiềm ẩn” nhiều rủi ro, đe dọa sự an toàn của từng ngân hàng, cũng như toàn hệ thống.
    Cũng như các ngân hàng thương mại Việt Nam khác, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam – VPBank luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, có khả năng gây thiệt hại lớn nếu ngân hàng không có biện pháp phòng ngừa và quản lý hợp lý. Một trong những rủi ro đem lại thiệt hại rất lớn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đó là rủi ro tỷ giá. Việc quản lý tốt cũng đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy, việc nghiên cứu quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động nhằm giảm thiểu những mất mát cho ngân hàng là một điều hết sức quan trọng có ý nghĩa thực tế rất lớn. Qua quan sát thực tế và được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị tại ngân hàng đó giỳp em phần nào hiểu thêm về hoạt động kinh doanh ngoại hối và nhìn thấy những rủi ro “tiềm năng” của ngân hàng. Từ thực tế đó, em đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam – VPBank ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
     Tìm hiếu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại và các vấn đề về rủi ro tỷ giá, quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
     Nêu lên một số phương pháp lượng hóa, đo lường rủi ro tỷ giá.
     Phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng ngoài quốc doanh – VPBank.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Là sinh viên năm cuối của khoa Toán Kinh Tế, với mong muốn được nâng cao hiểu biết của mình về những kiến thức và nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ đồng thời ứng dụng các mô hình kinh tế đã học vào thực tiễn, được sự hướng dẫn của cô Th.s Hoàng Bích Phương và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị tại ngân hàng, em đã hiểu thêm phần nào về rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Vì vậy em sử dụng mô hình dựa vào độ dao động, hệ số nhọn, hệ số bất đối xứng; mô hình hồi qui đơn, ARCH, GARCH và mô hình VaR(Value at Risk) để phân tích rủi ro tỷ giá trong chuyên để của mình.
    4. Số liệu của mô hình
    Bộ số liệu dùng để phân tích là bộ số liệu sẵn có từ năm 2009 đến năm 2010 của Ngân hàng ngoài quốc doanh - VPBank về tỷ giá giao ngay của một số ngoại tệ là: USD, EUR, GBP (số liệu theo ngày). Từ 04/01/2009 đến ngày 29/01/2010, có tất cả 1656 quan sát.
    5. Kết quả mong đợi
    Em hi vọng sau khi tìm hiểu về rủi ro tỷ giá, sẽ giúp em có cái nhìn bao quát hơn về thị trường ngoại hối ở Việt Nam và rủi ro tỷ giá mà các ngân hàng thương mại hiện nay có nguy cơ đối mặt. Từ đó có những biện pháp thích hợp để phòng ngừa và hạn chế những tổn thất do rủi ro tỷ giá gây nên.
    6. Kết cấu của chuyên đề
    Chuyên đề ngoài phần lời mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, danh sách bảng biểu, danh mục các từ viết tắt, nội dung chính bao gồm:
    CHƯƠNG 1: Tổng quan về ngân hàng ngoài quốc doanh – VPBank và lý luận chung về rủi ro tỷ giá, phương pháp đo lường rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
    CHƯƠNG 2: Một số mô hình lí thuyết dùng để phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
    CHƯƠNG 3: Phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng ngoài quốc doanh – VPBank
    Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Th.s Hoàng Bích Phương và TS. Nguyễn Thị Minh đó giúp em trong việc lựa chọn và hoàn thành chuyên đề này. Và em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các anh chị tại ngân hàng ngoài quốc doanh – VPBank đã giúp đỡ em hiểu sâu hơn về thực tế tình hình kinh doanh của thị trường ngoại hối và rủi ro tỷ giá.
    Mặc dù vậy, do cũn cú những hạn chế nhất định trong kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để em có thể nâng cao kiến thức và kĩ năng của mình cũng như hoàn thiện chuyên đề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...