Luận Văn Phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1


    GIỚI THIỆU


    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:


    Trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là việc nước ta trở thành thành viên của WTO, thì các Ngân hàng Việt Nam sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trong nước nói chung và các Ngân hàng nước ngoài nói riêng. Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các Ngân hàng trong nước phải hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình để đi đến mục đích kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay, thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng từng bước được đổi mới và phát triển ngày càng dạng. Đồng thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ở nước ta hiện nay, đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phong Điền thì tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng và thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập. Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phong Điền đã và đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động, từng bước khắc phục khó khăn để vươn lên, đồng thời thường xuyên đa dạng hóa các loại hình tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn của nền kinh tế trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, việc này cũng góp phần tăng rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng, nhất là rủi ro tín dụng.
    Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ cũng đã phần nào chú trọng đến công tác phân tích, đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình để giữ vững và phát triển uy tín cũng như thương hiệu của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn Việt Nam trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp và bài bản.
    Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng, cùng với thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp



    và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ” để làm đề


    tài luận văn tốt nghiệp của mình.


    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:


    1.2.1. Mục tiêu chung


    Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng, thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng một cách triệt để nhất.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể


    - Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
    - Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh rủi


    ro tín dụng của ngân hàng qua 3 năm (2006-2008).


    - Đề ra những giải pháp nhằm hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng cho ngân


    hàng.


    1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:


    Để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu, cần trả lời những câu hỏi sau:


    - Phân tích hoạt động tín dụng bao gồm phân tích những nội dung nào?


    - Hoạt động tín dụng của ngân hàng thời gian qua có đạt hiệu quả hay


    không?


    - Thực trạng rủi ro tín dụng thời gian qua như thế nào?


    - Nguyên nhân và những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng như thế nào?
    - Những biện pháp nào để xử lý rủi ro tín dụng đã tồn tại và phòng ngừa,


    hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian tới?


    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


    1.4.1. Không gian:


    Luận văn thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


    huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ.


    1.4.2. Thời gian:



    Các số liệu được lấy trong 3 năm (2006-2008) để phân tích tình hình rủi ro của Ngân hàng. Từ đó đưa ra những giải pháp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm tiếp theo.
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:


    Các số liệu, những thông tin có liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ.
    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN:


    Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề tín dụng mà đặc biệt là rủi ro tín dụng, tôi đã tham khảo nhiều bài viết của thầy cô, các anh chị sinh viên khoá trước và trên một số tạp chí, báo chuyên ngành ngân hàng. Nhìn chung mỗi bài viết đều thể hiện được thực trạng và đưa ra giải pháp ở những khía cạnh cụ thể nào đó, tạo cho người đ ọc có cái nhìn tích cực hơn về khía cạnh mà họ nghiên cứu, xem còn những gì cần nghiên cứu thêm, đ ể hoàn thiện hơn. Cụ thể như sau:
    Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Phỉ đề tài: “Phân tích thực trạng tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Phong Điền qua 3 năm (2005 – 2007).” Đề tài chỉ tập trung phân tích rủi ro trong cho vay đối với hộ nông dân, nêu lên được những nguyên nhân gây ra những rủi ro đó, nhưng chưa đề cập đến rủi ro đối với việc cho vay của doanh nghiệp tư nhân. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.
    Từ việc tham khảo tài liệu trên đã phần nào hữu ích cho đề tài của em trong việc phân tích được tình hình rủi ro tín dụng của Ngân hàng . Thông qua sử dụng các chỉ tiêu doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn. Bên cạnh đó thì sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng tham gia trực tiếp vào quá trình cho vay, làm hồ sơ cho vay cũng như xử lý những rủi ro khi cho vay nên có phần nào nắm được tình hình tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.
     
Đang tải...