Luận Văn Phân Tích Và Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Vay Của Nông Hộ Huyện Thốt Nốt

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các địa phương trên cả nước nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nước Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Bên cạnh đó Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới năm 2007, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang lan tỏa đến hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với những nước đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng trong những năm tới đây việc đầu tư nước ngoài và hàng hoá nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam là điều khó tránh khỏi. Nhưng nếu chỉ vài thành thị lớn ở hai đầu như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh và mạnh còn vùng nông thôn vẫn lầm than tụt hậu thì “con rồng Việt Nam” khó mà chuyển mình thức dậy. Vì sẽ thiếu mãi lực tiêu thụ cũng như khả năng tích lũy của khối 80% dân chúng. Nhưng để vực dậy nông thôn bên cạnh các chính sách tăng năng suất sản xuất nông sản và xuất khẩu nông sản thì việc đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng của hàng nông sản chế biến cũng phải được quan tâm đầu tư đúng mức. Muốn vậy yếu tố chính vẫn là con người, chỉ khi người nông dân đổi mới cải tiến phương thức sản xuất của mình thì hàng hóa nông sản Việt Nam mới có thể gia tăng chất lượng. Điều này đòi hỏi người nông dân phải có đủ lực về tài chính lẫn kiến thức hiện đại về sản xuất nông thôn. Do đó, việc đầu tư tín dụng vào tất cả các ngành nói chung và đầu tư tín dụng nông thôn nói riêng là một trong những công cụ góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Hơn nữa, việc đầu tư tín dụng nông thôn còn nhằm mục tiêu giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị mà hầu hết các nước phát triển đều vấp phải.
    Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát năm 2004 về mức sống của người Việt Nam cho thấy chỉ có 51% hộ gia đình vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức. Kết quả này cho thấy thị trường tín dụng nông thôn còn quá bỏ ngõ so với khoảng 80% dân số lao động làm nông nghiệp của Việt Nam. Điều này đã đặt ra hướng nghiên cứu cho đề tài đó là: đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ để nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức ở nông thôn và mở rộng thị trường của các tổ chức cho vay. Đồng thời tạo ra được những khả năng vận động tự chủ của hộ với tư cách là một chủ thể kinh tế thực sự với sự hỗ trợ của Nhà nước hay các tổ chức quốc tế để người nông dân chủ động xây dựng các mô hình kinh tế của mình.
    Chính vì những lý do như trên, tôi chọn đề tài “Phân Tích Và Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Vay Của Nông Hộ Huyện Thốt Nốt” làm đề tài tốt nghiệp.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...