Luận Văn Phân tích và đánh giá cung, cầu và giá cả thị trường gạo cuối năm 2011 đầu năm 2012 - Đề suất giải p

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích và đánh giá cung, cầu và giá cả thị trường gạo cuối năm 2011 đầu năm 2012.
    · Đề suất giải pháp để thị trường gạo hoạt động có hiệu quả.

    MỤC LỤC
    Chương I: Lý luận chung. 4
    1.1. Một số khái niệm 4
    1.1.1 Khái niệm có liên quan đến cầu. 4
    1.1.2 Khái niệm có liên quan đến cung hàng hóa. 4
    1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu hàng hóa (dịch vụ) 4
    1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa (dịch vụ) 4
    1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa (dịch vụ) 5
    1.3. Cân bằng cung cầu trên thị trường. 6
    1.3.1 Trạng thái cân bằng cung- cầu trên thị trường. 6
    1.3.2 Sự thay đổi trạng thái cân bằng. 6
    Chương II: Thực trạng thị trường cung cầu gạo năm 2011/2012. 7
    2.1 Thị trường cung cầu gạo tại Việt Nam 7
    2.1.1 Diện tích gieo trồng lúa tại Việt nam: 7
    2.1.2 Sản lượng lúa gạo Việt Nam 2011: 7
    2.1.3 Tình hình thương mại gạo tại Việt Nam 8
    2.2 Thị trường cung cầu gạo trên thế giới 9
    2.2.1 Về tình hình sản xuất gạo trên thế giới 9
    2.2.2 Tình hình dự trữ gạo trên thế giới 10
    2.2.3 Tình hình thương mại gạo Thế giới 10
    2.2.3 Kết quả nghiên cứu , kết luận. 11
    Chương III : Dự báo, phương hướng, giải pháp và kiến nghị 13
    3.1 Dự báo tình hình cung cầu gạo trên thị trường trong năm 2012. 13
    3.2 Các giải pháp, kiến nghị 13
    KẾT LUẬN 15

    LỜI MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài:
    Thực trạng chung:
    Thế giới ngày càng văn minh hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng. Không chỉ là nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn có những nhu cầu giải trí, thư giãn để giải tỏa mọi áp lực trong công việc và cuộc sống. Song nhu cầu ăn, mặc, ở là những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Để có thể tồn tại và phát triển thì con người ai cũng phải được đáp ứng đầu tiên những nhu cầu này.
    Thực trạng của doanh nghiệp:
    Xu thế toàn cầu hóa thương mại đang là những đặc điểm cơ bản của phát triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, hiệp định thương mại Việt- Mĩ và những bước tiếp theo WTO, đã có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa- dịch vụ, kỹ thuật và thông tin đã tạo cơ sở động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    Để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế, đặc biệt là có những chính sách mới để phát triển nông nghiệp nông thôn. Sau hơn mười năm thực hiện chính sách đổi mới, nông nghiệp đã có những kết quả khá tốt, đặc biệt trong sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước thiếu lương thực, nay đã trở thành một nước không chỉ đảm bảo đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khối lượng xuất khẩu ngày một tăng, là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo, sản lượng gạo của Việt Nam hàng năm tăng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh các sản phẩm ở từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng lên đều đặn, thị trường được mở rộng liên tục. Hiện nay, lúa gạo của Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Việc xuất khẩu gạo góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
    Tính cấp thiết của vấn đề nguyên cứu:
    Thị trường xuất khẩu gạo cũng như tình hình cung cầu về gạo luôn là một vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trên đà phát triển cùng với công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Dạo gần đây tình hình giá cả mặt hàng gạo đang rất được quan tâm. Do giá gạo liên tục biến động cũng như do những tin đồn xung quanh vấn
    để thiếu, đủ gạo. Những tác động đó làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hành vi của người tiêu dùng. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc giá gạo biến động mạnh.
    Ngoài ra, việc hạn chế xuất khẩu gạo cũng làm cho người tiêu dùng tin rằng sức cung gạo không đủ cung ứng cho thị trường trong nước nên mới phải hạn chế xuất khẩura thị trường thế giới.
    Do đó ta cũng nhận thấy rằng quan hệ cung cầu về gạo hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng được bàn luận nhiều trong các chương trình thời sự trong nước cũng như quốc tế và trên cả những bài báo thường nhật.
    2. Câu hỏi nguyên cứu đề tài:3. Mục tiêu nguyên cứu đề tài:4. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu:5. Nguồn số liệu nguyên cứu:Nguồn tài liệu nguyên cứu lấy từ bài giảng môn Kinh tế Vi mô thầy Phan Thế Công, dữ liệu từ internet, các nguồn sách báo .6. Phương pháp nguyên cứu:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...