LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là đạt được hiệu quả cao nhất có thể một cách lâu bền. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp với các phần nguồn lực huy động, sử dụng (chi phí) cho các lợi ích đó. Đối với doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, việc định hướng chiến lược và điều chỉnh chỉnh chiến lược kịp thời, có cơ sở thường đem lại những lợi ích to lớn. Trong khung cảnh toàn cầu hoá thị trường, công nghệ luôn luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hơn bao giờ hết, chiến lược ngày càng trở thành một nhân tố cực kỳ quan trọng. Cùng với sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng gia tăng, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của xã hội luôn biến đổi làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược. Tuy nhiên xây dựng chiến lược thế nào và chiến lược đó có phù hợp với mục tiêu và sứ mệnh của công ty hay không lại cần phải xem xét, đánh giá qua các thời kỳ phát triển khác nhau của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh. Thực tế cho thấy, phần lớn các chiến lược được hoạch định từ ban đầu qua từng thời kỳ đều cần có sự điều chỉnh để thích ứng với những biến đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài. Trong khuôn khổ bài luận văn này, chiến lược của Công ty TNHH MTV thương mại Kim Cương (DTC) được đưa ra phân tích, đánh giá dựa trên các công cụ như Mô hình Delta, Sơ đồ Chiến lược, SWOT Qua đó, thấy được chiến lược hiện tại của công ty tương đối phù hợp nhưng cần cải thiện về lộ trình thực hiện, những vấn đề về mặt cơ cấu nhân sự và quản lý liên quan đến sự khác biệt hóa trong dịch vụ khách hàng và cuối cùng là vấn đề về đa dạng sản phẩm. Trong bài cũng nêu lên một số đề xuất giải pháp nhằm cải thiện những điều này như: phát triển cơ chế đại lý, outsource dịch vụ phục vụ 5 sao tại cửa hàng hay tạm thời đẩy mạnh marketing thay vì đa dạng hóa sản phẩm, hy vọng là những đề xuất này có thể áp dụng và giúp DTC đứng vững trên con đường mà DTC đã chọn. NỘI DUNG LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG I. SƠ LƯỢC 4 I.BỐI CẢNH CHUNG .4 II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4 III.KẾT QUẢ MONG ĐỢI .5 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .5 I.QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC .7 II.CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC .9 Mô HÌNH DELTA 9 SƠ ĐỒ CHIẾN LƯỢC 10 MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH 11 MÔ HÌNH PEST 12 Mô HÌNH SWOT 12 CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU 13 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN . .13 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI .14 1.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 14 2.ĐỊNH VỊ CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI .18 3. PHÂN TÍCH NGÀNH .18 4.PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC .21 V.ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA DTC .28 VI.ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TY DTC 29 VII.KẾT LUẬN .30 CHÚ THÍCH .31 TÀI LIỆU THAM KHẢO .31