Tiểu Luận Phân tích và đánh giá các quy định về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/5/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập học kỳ: chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Phân tích và đánh giá các quy định về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
    2. H làm việc tại doanh nghiệp (DN) nhà nước A từ tháng 1/1985 theo chế độ tuyển dụng vào biên chế. Tháng 1/1996, hai bên ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. tháng 1/2007, theo nhu cầu sản xuất kinh doanh giám đốc doanh nghiệp chuyển H sang làm việc ở một địa điểm khác (cách trụ sở chính nơi H đang làm việc 200km) với công việc và mức lương không thay đổi và thông báo nếu H không đồng ý sẽ ra quyết định điều động. Mặc dù không muốn, nhưng H nghĩ rằng nếu mình không đồng ý thì doanh nghiệp cũng sẽ ra quyết định và để tránh mâu thuẫn với giám đốc nên đồng ý đi để mọi chuyện êm đẹp. Sau khi chuyển sang làm công việc ở địa phương mới trong thời gian 3 tháng, do gặp hoàn cảnh khó khăn về gia đình, căn cứ vào điều 34 BLLĐ sửa đổi H đề nghị doanh nghiệp được trở lại làm việc ở địa điểm cũ. Tuy nhiên, doanh nghiệp không chấp thuận vì cho rằng hai bên đã thỏa thuận thay đổi hợp đồng lao động. Cho rằng doanh nghiệp giải quyết không hợp tình, hợp lý nên sau khi thông báo với người phụ trách trực tiếp, H trở về doanh nghiệp và đề nghị được bố trí công việc tại trụ sở chính theo như hợp đồng đã ký kết. Doanh nghiệp không đồng ý và yêu cầu H tiếp tục làm việc theo như thỏa thuận của tháng 1/2007. H không trở lại làm việc và liên tục có đơn yêu cầu đề nghị doanh nghiệp giải quyết nguyện vọng của mình. Sau khi H nghỉ việc 15 ngày, doanh nghiệp dự kiến sẽ tiến hành kỷ luật H.
    Hỏi:
    a, sự kiện xảy ra vào tháng 1/2007 có phải là thỏa thuận thay đổi hợp đồng lao động hay không? Tại sao?
    b, Anh/chị hãy tư vấn để doanh nghiệp xử lý hình thức kỷ luật lao động phù hợp và việc xử lý là đúng pháp luật.
    Tình tiết bổ sung: Anh X làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn với doanh nghiệp từ tháng 2/2003. Tháng 2/2006, X bị tạm giam 4 tháng vì nghi có liên quan đến vụ tham ô tài sản của doanh nghiệp.
    Sau đó, Tòa án đã tuyên án tù giam 3 năm đối với X
    Thụ lý được một năm thì X được minh oan. X quay trở lại doanh nghiệp yêu cầu bố trí việc làm cho mình. Doanh nghiệp đã từ chối vì cho rằng hợp đồng của X đã chấp dứt và công việc của X đã có người thay thế.
    Hỏi:
    c, Việc chấm dứt của doanh nghiệp là đúng hay sai?
    d, Chế độ, quyền lợi cho X theo quy định của pháp luật lao động.
    Mục Lục

    1. Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ 1
    2. Giải quyết tình huống 6
    a, Sự kiện xảy ra vào tháng 01/2007 có phải là thỏa thuận thay đổi hợp đồng lao động không? Tại sao?
    b, Anh/chị hãy tư vấn để doanh nghiệp xử lý hình thức kỷ luật
    lao động phù hợp và đúng pháp luật 7
    3. Tình tiết bổ sung 9
    c, Việc chấm dứt cảu doanh nghiệp là đúng hay sai? Tại sao? 9
    d, Chế độ quyền lợi cho X theo quy định của pháp luật lao động 10
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Danh mục tài liệu tham khảo
    1. Giáo trình luật Lao động Việt Nam- NXB Công an nhân dân
    2. Bộ luật Lao động của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sửa đổi bổ sung 2002, 2006, 2007 – NXB Chính Trị Quốc gia
    3. Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương
    4. Nghị định của Chính phủ số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động
    5. Nghị định của Chính phủ số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 41/CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...