Tiểu Luận Phân tích và bình luận về việc áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) trong quan hệ thương mạ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập nhóm Luật Thương mại quốc tế – đề 2

    Đề 2: Phân tích và bình luận về việc áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) trong quan hệ thương mại quốc tế.
    A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là kết quả của các cuộc đàm phán liên chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) năm 1986. Đến nay, chế độ ưu đãi này được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quan hệ thương mại quốc tế.
    B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    1. Khái niệm và đặc điểm của GSP
    · Khái niệm:
    Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là một chế độ ưu đãi đặc biệt mà trong đó, những nước phát triển đơn phương, tự nguyện dành cho sản phẩm của các nước đang phát triển hưởng thuế suất nhập khẩu thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước phát triển khác.
    · Đặc điểm:
    - Chủ thể: Nước cho hưởng GSP là các nước phát triển, nước thụ hưởng GSP là các nước đang phát triển. Các nước cho hưởng lập danh sách những quốc gia mà mình cho hưởng GSP và có thể thay đổi nó;
    - Thời hạn hưởng GSP do các nước cho hưởng quyết định, thường là kéo dài từ 10 đến 30 năm.
    - Đối tượng áp dụng: hàng hóa có xuất xứ từ các nước thụ hưởng khi xuất khẩu vào nước cho hưởng. Nước cho hưởng cũng lập danh mục các mặt hàng được hưởng GSP và có thể thay đổi danh mục này;
    - Phạm vi và mức độ ưu đãi: GSP được áp dụng đồi với thuế nhập khẩu của các mặt hàng đến từ các nước đang phát triển dựa trên mức thuế suất của chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN). Nhìn chung mức thuế suất được hưởng GSP thường rất thấp, thậm chí miễn hoàn toàn;
    - Các nước phát triển đơn phương, tự nguyện dành ưu đãi thuế quan phổ cập cho các nước đang phát triển và không đòi hỏi các nước hưởng ưu đãi phải thực hiện cam kết thương mại trên cơ sở có đi có lại. Hay nói cách khác, chế độ GSP là các ưu đãi mang tính một chiều mà nước phát triển dành cho nước đang phát triển.
    2. Cơ chế áp dụng GSP trong quan hệ thương mại quốc tế
    a. Điều kiện được hưởng GSP:
    v Quy tắc xuất xứ hàng hóa: Mục đích chính của quy tắc xuất xứ: Một là đảm bảo những ưu đãi của GSP chỉ được dành cho những sản phẩm mà thực sự có được do thu hoạch, sản xuất, gia công hoặc chế biến ở những nước xuất khẩu được hưởng; Hai, là những sản phẩm xuất xứ ở một nước thứ ba, ví dụ là một nước khôngđược hưởng, chỉ quá cảnh qua, hoặc đã chỉ trải qua một giai đoạn chế biến không đáng kể hoặc không ảnh hưởng tới thành phần, bản chất của sản phẩm tại một nước được hưởng ưu đãi, sẽ không được hưởng ưu đãi từ chế độ GSP. Các yếu tố chính của quy tắc xuất xứ: Tiêu chuẩn xuất xứ; điều kiện về vận chuyển; chứng từ xác nhận hai điều trên.
    v Quy tắc thành phần nước cho hưởng: Hiện nay, một số nước cho hưởng ưu đãi áp dụng quy tắc này để xác định xuất xứ hàng hóa. Quy tắc cho phép sản phẩm (nguyên liệu, bộ phận và phụ tùng) sản xuất tại nước cho hưởng, nếu được cung cấp cho một nước hưởng ưu đãi và được sử dụng ở đó để gia công chế biến, thì sẽ được coi là sản phẩm có xuất xứ tại nước hưởng ưu đãi nhằm xác định xuất xứ của thành phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...