Tiểu Luận Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo quy định của luật sửa đổi, bổ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006.
    Quyền đình công là một trong những quyền cơ bản của người lao động được pháp luật nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Đình công là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, thường xuất hiện khi có bất đồng, mâu thuẫn xảy ra giữa một bên là tập thể người lao động (NLĐ), một bên là người sử dụng lao động. Mục đích của NLĐ là nhằm đòi lại quyền lợi chính đáng của họ hoặc đưa ra những yêu sách, đòi hỏi buộc người sử dụng lao động phải đáp ứng (những yêu sách về thời gian làm việc, điều kiện làm việc, tiền lương, tiền thưởng ). Quyền đình công được trao cho mỗi cá nhân NLĐ nhưng để thực hiện được một cuộc đình công thì cần đến cả một tập thể lao động. Tính tập thể là thể hiện sự đoàn kết nhất trí cao của NLĐ khi họ cùng nhau tiến hành đình công đòi quyền lợi cho cả tập thể NLĐ mà không vì lợi ích riêng lẻ của một cá nhân nào. NLĐ ngừng việc có tính tổ chức nhằm gây sức ép để đạt được những quyền và lợi ích nhất định. Tính tổ chức là một trong những thuộc tính cơ bản của đình công và là một yếu tố quan trọng để phân biệt đình công với hiện tượng ngừng việc tự phát của những NLĐ. Những NLĐ có hành vi ngừng việc tự phát, lẻ tẻ, thiếu tính tổ chức và sự liên kết có thể bị xử lý kỷ luật, thậm chí đến mức sa thải. Vì vậy, tính tổ chức không những là thuộc tính tự nhiên của đình công mà đã trở thành một trong những điều kiện xác định tính hợp pháp trong hành vi ngừng việc của những NLĐ. Tính tổ chức của đình công thường biểu hiện ra bên ngoài thông qua việc phải có một chủ thể lãnh đạo đình công, có khả năng tập hợp những NLĐ, định hướng hành động và tiến hành chỉ đạo đình công từ khi khởi xướng đến khi chấm dứt đình công. Vai trò lãnh đạo của chủ thể này được đánh giá là rất quan trọng, không những nó là dấu hiệu cơ bản để nhận dạng đình công, phân biệt đình công với những hiện tượng tương tự mà còn là yếu tố góp phần tạo nên thắng lợi của cuộc đình công. Trong thực tế, mọi cuộc đình công đều có thành phần lãnh đạo, nhưng tư cách pháp lý chủ thể đó có được coi là hợp pháp hay không lại phụ thuộc vào quy định của pháp luật mỗi quốc gia.
    Đa số pháp luật các nước đều có xu hướng quy định tổ chức đại diện lao động là chủ thể hợp pháp có tư cách lãnh đạo đình công. Tại cộng hòa liên bang Đức, tuy không có luật liên bang chính thức quy định vấn đề này nhưng qua các án lệ của Tòa án liên bang có thể thấy rõ quy định của Nhà nước chỉ thừa nhận vai trò của các tổ chức công đoàn trong việc lãnh đạo và chịu trách nhiệm về đình công. Tại cộng hòa Pháp, vai trò lãnh đạo của công đoàn chỉ có tính chất bắt buộc trong khu vực nhà nước, còn ở khu vực tư nhân, công đoàn không đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính hợp pháp của cuộc đình công.
    Kể từ khi ghi nhận quyền đình công của NLĐ, vấn đề người lãnh đạo đình công luôn được luật lao động Việt Nam điều chỉnh. Theo đó, quyền này luôn thuộc về ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời) của doanh nghiệp đình công. Đây là một quy định có tính truyền thống trong pháp luật lao động. Trong lần sửa đổi bổ sung năm 2002 không có quy định nào về đình công được sửa đổi. Vì vậy các quy định về đình công trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động vẫn có hiệu lực mặc dù còn rất nhiều bất cập. Với sự ra đời và chính thức có hiệu lực của Bộ luật Tố tụng dân sự (01/01/2005) các quy định về giải quyết tranh chấp lao động trong Pháp lệnh giải quyết TCLĐ cũng hết hiệu lực. Tuy nhiên, phần các quy định về đình công do chưa có văn bản thay thế nên vẫn tiếp tục có hiệu lực và được áp dụng trên thực tế, dù phần lớn các quy định này thiếu hẳn tính khả thi, trong đó có quy định về “chủ thể có quyền lãnh đạo đình công”. Trong Bộ luật lao động sửa đổi năm 2006, các quy định về đình công đã có những điểm mới cụ thể, rõ ràng và đầy đủ hơn so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các TCLĐ. Theo đó, chủ thể lãnh đạo đình công đã được mở rộng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...