Tài liệu Phân tích và bình luận chính sách tiền tệ (cstt) của ngân hàng nhà nước (nhnn) việt nam trong thời g

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (CSTT) CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (NHNN) VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

     NỘI DUNG CHÍNH:

    I. Tìm hiểu chung về chính sách tiền tệ

    1. Khái niệm

    2. Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ

    3. Thực trạng chung

    II. Tìm hiểu các công cụ của chính sách tiền tệ.

    1. Nghiệp vụ thị trường mở

    2. Chính sách tái chiết khấu

    3. Dự trữ bắt buộc

    4. Ấn định hạn mức tín dụng

    5. Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại

    III. Phân tích và bình luận việc thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) ở
    Việt Nam trong thời gian gần đây.

    1. Trước năm 2008

    a. Từ năm 1986-1999

    b. Từ năm 2000-2007

    2. Năm 2008 đến nay

    2.1. Năm 2008

    a. Tình hình kinh tế

    b. Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT

    2.2. Năm 2009

    a. Tình hình kinh tế

    b. Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT

    2.3. Năm 2010

    a. Tình hình kinh tế

    b. Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT

    2.4. Đầu năm 2011

    a. Tình hình kinh tế

    b. Phân tích và bình luận việc thực thi CSTT

     NỘI DUNG CHI TIẾT

    I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.

    1. Khái niệm: Chính sách tiền tệ (CSTT) là tổng hòa các phương thức mà
    NHNN sử dụng nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng để đạt được các mục
    tiêu kinh tế, xã hội đất nước trong thời kỳ nhất định.

    Như vậy, với các công cụ trong tay, NHNN có thể chủ động tạo ra sự thay
    đổi trong cung ứng tiền (mở rộng hay thắt chặt), qua đó tác động đến các
    biến số vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

     Trong đó có hai chính sách chủ yếu:

    - Chính sách tiền tệ mở rộng: cung ứng thêm tiền,khuyến khích đầu tư, mở
    rộng sản xuất , chống suy thoái.

    - Chính sách tiền tệ thắt chặt: giảm cung ứng tiền nhằm hạn chế đầu tư,
    kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế ., kiềm chế lạm phát.

    2. Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ:

    Các mục tiêu của chính sách tiền tệ rất đa dạng như kiểm soát lạm phát,
    ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm (giảm tỷ lệ thất nghiệp), tăng
    trưởng kinh tế, ổn định thị trường tài chính, lãi suất, tỷ giá hối đoái .

    Do lạm phát cao có tác động xấu đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong
    khi đó nguyên nhân lạm phát lại là tiền tệ. Chính vì vậy, ở hầu hết các
    nước, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu
    dài hạn của CSTT. Tùy vào tình hình kinh tế của mỗi quốc gia mà sẽ có
    một tỷ lệ lạm phát phù hợp. Thông thường để thực hiện mục tiêu kiềm chế
    lạm phát, ổn định giá cả NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Bên
    cạnh đó còn hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm,
    giảm tỷ lệ thất nghiệp. Để thực hiện hai mục tiêu này thì NHNN thường
    thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng.

    Như vậy, xét cả 3 mục tiêu thì ta thấy mục tiêu giảm lạm phát, bình ổn
    giá cả mâu thuẫn với hai mục tiêu còn lại trong ngắn hạn. Bởi vì để thực
    hiện mục tiêu giảm lạm phát, ổn định giá cả thì phải áp dụng chính sách
    tiền tệ thắt chặt. Và như vậy thì trong ngắn hạn không thể thực hiện
    được hai mục tiêu còn lại. Ngược lại, khi nền kinh tế mở rộng, thất
    nghiệp giảm, nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn đến lạm phát gia tăng.
    . Tuy nhiên, xét các mục tiêu trên trong dài hạn thì chúng lại không mâu
    thuẫn với nhau. Mối quan hệ giữa mục tiêu giảm thất nghiệp và mục tiêu
    tăng trưởng kinh tế không mâu thuẫn cả trong ngắn hạn và dài hạn.

    Hầu hết NHTW đều đặt ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của
    CSTT. Nhưng trong ngắn hạn, dưới áp lực của chính trị, họ có thể tạm
    thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để hạn chế tình trạng thất nghiệp .Ngân
    hàng trung ương không thể đạt được đồng thời tất cả các mục tiêu trong
    ngắn hạn và thường thì NHTW theo đuổi một mục tiêu trong dài hạn và đa
    mục tiêu trong ngắn hạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...