Luận Văn Phân tích và báo cáo kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh Quan Hoá ngân hàng chính sách Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo nghiên cứu khoa học năm 2013
    Đề tài: Phân tích và báo cáo kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh Quan Hoá ngân hàng chính sách Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    DANH SÁCH VIẾT TẮT 2
    MỞ ĐẦU 3
    PhẦn 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM . 7
    1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO 7
    1.1.1. Tổng quan về đói nghèo. 7
    1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo :. 14
    1.2.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 20
    1.2.1. Tín dụng ngân hàng:. 20
    1.2.2. Tín dụng hộ nghèo:. 22
    PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG ĐT-PTNT CHI NHÁNH HUYỆN QUAN HOÁ GIAI ĐOẠN 2008-2012. 26
    2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN QUAN HOÁ 26
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên :. 27
    2.1.2. Về dân số :. 27
    2.1.3. Về kinh tế- xã hội :. 28
    2.1. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO HUYỆN QUAN HOÁ 32
    2.1.1. Về dân cư huyện Quan Hoá:. 32
    2.1.2. Thực trạng đói nghèo của huyện Quan Hoá:. 35
    2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN QUAN HOÁ: 39
    2.2.1. Về ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 39
    2.2.2. Ngân hàng chính sách huyện Quan Hoá:. 48
    2.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN QUAN HOÁ 52
    2.3.1. Thực trạng hiệu quả tín dụng cho vay hộ nghèo tại phòng GD NHCSXH huyện Quan Hoá: 54
    2.3.2. Tình hình cho vay. 56
    2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY 61
    2.4.1. Những thành tựu đạt được. 62
    2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó:. 66

    PHẦN 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 68
    3.1. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG VÒNG 10 NĂM NỮA 68
    3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU 10 NĂM HOẠT ĐỘNG 69
    3.3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 70
    3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71
    KẾT LUẬN:. 72


    MỞ ĐẦU
    Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt từ 7- 8%; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, chính trị được giữ vững và ổn định. Lĩnh vực xóa đói giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tích nổi bật và được Liên hợp quốc đánh giá cao. Tuy vậy, mặt trái của sự phát triển cũng ngày càng bức xúc, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng; sự tụt hậu ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng; tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng; tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đất nước.v.v Hàng triệu hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa không được hưởng những thành quả của sự phát triển. Họ đang bơ vơ, lạc lõng trước sự hội nhập toàn cầu và ánh sáng của thế giới văn minh. Những yếu kém trên là nguyên nhân mất ổn định về xã hội- chính trị, là nỗi đau của một xã hội đang phấn đấu vì lý tưởng dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
    Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến nhiệm vụ Xóa đói giảm nghèo; Đại hội VIII của Đảng đã xác định rõ Xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế, xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài và nhấn mạnh “phải thực hiện tốt chương trình Xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quỹ Xóa đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả”. Chính phủ đã phê duyệt và triển khai chương trình, mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm nghèo, giai đoạn 1998- 2000 và giai đoạn 2001-2010, như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo; hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; định canh, định cư, di dân, kinh tế mới; hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông- lâm- ngư; hỗ trợ tín dụng cho người nghèo; hỗ trợ người nghèo về y tế; hỗ trợ người nghèo về giáo dục; hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề; đào tạo cán bộ làm công tác Xóa đói giảm nghèo, cán bộ các xã nghèo, chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn (QĐ số 135/1998/QĐ-TTg), chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.v.v
    Huyện Quan Hoá là một huyện nhỏ thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Thanh Hoá huyện với 17 xã một thị trấn, dân số đông, lao động nông nghiệp nhàn rỗi, tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao,mức sống ở đây cũng khá chênh lệch giữa các hộ nông nghiệp và công nhân viên chức, hay những hộ kinh doanh. Hiện nay, đời sống bộ phận người dân ở nông thôn những năm gần đây đã có nhiều cải thiện, sinh hoạt của người lao động đã bớt nhiều khó khăn do mỗi hộ nông dân đã được tham gia làm kinh tế từ nhiều nguồn vốn tài trợ khác nhau, trong đó có nguồn vốn của Ngân chính sách Việt Nam (NHCS). Việc tiếp nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ hệ thống NHCS có ý nghĩa to lớn đối với những hộ nghèo đang cần vốn để sản xuất kinh doanh, thay vì phải chấp nhận những nguồn vốn vay với lãi suất cao từ những ngân hàng thương mại trong cả nước hay việc vay ngoài của những hộ kinh doanh có thu nhập cao, khó khăn trong những điều kiện về việc vay vốn như: cần có tài sản thế chấp Từ khi NHCS Việt Nam ra đời, họ đã có thể được tiếp cận với một nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn, những điều kiện cho vay dễ dàng hơn, góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho người nghèo.
    Ra đời ngày 10/5/2003 và đi vào hoạt động được 10 năm, Phòng giao dịch NHCS huyện QUAN HOÁ cũng đã đóng góp một phần to lớn vào việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo – một trong 11 chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng.Với mong muốn tìm hiểu được những thành tích cũng những thiếu sót trong công tác cho vay xoá đói giảm nghèo của chi nhánh NHCS VN tôi xin chọn đề tài “Phân tích và báo cáo kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh Quan Hoá ngân hàng chính sách Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012” làm đề tài nghiên cứu của mình.

    1. Sự cần thiết của đề tài
    Nghèo đói là một vấn đề mà không chỉ những nước kém phát triển đáng ngại, đáng lo mà đó là một vấn đề toàn cầu, vấn đề cả Xã hội quan tâm. Vấn đề đó luôn đặt ra câu hỏi làm thế nào để giải quyết được nó, và nước ta là một Quốc gia đã và đang cố gắng giảm triệt để vấn nạn này. Đi đầu trong những giải pháp trước hết phải kể đến hoạt động cho vay xoá đói giảm nghèo ‘cho cần câu cơm‘ của nước ta do Ngân hàng chính sách đứng gia thực hiện. Để kiểm nghiệm được tính phù hợp, tính hiệu quả của phương pháp này cần điều tra và xác nhận lại. Đề tài là một ví dụ cho biện pháp đánh giá tính hiệu quả của chương trình xoá đói giảm nghèo, là cái nhìn trực quan về cách thức, hoạt động của Ngân hàng về cho vay xoá đói giảm nghèo.

    2. Tình hình nghiên cứu :
    Tình hình nghiên cứu trong nước :
    Đã có nhiều bài nghiên cứu về thực trạng tín dụng của ngân hàng Chính sách và Xã hội Việt Nam cũng như về tín dụng cho vay xoá đói giảm nghèo. Xong việc đi sâu nghiên cứu tại một đối tượng cụ thể tiêu biểu ,đặc trưng cho đối tượng nghèo còn khá ít vì vậy em đã chọn đối tượng là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước để đi sâu nghiên cứu về hoạt động tín dụng cho vay xoá đói giảm nghèo.
    Tình hình nghiên cứu nước ngoài :
    Vấn đề nghèo là vấn đề mà nhiều quốc gia trên thế giới gặp phải và lo ngại,họ luôn tìm kiếm cho quốc gia của mình một phương pháp tốt nhất để Xoá đói giảm nghèo triệt để. Việc khuyến khích nghiên cứu ,tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện trạng nghèo đói đang được đẩy mạnh và hỗ trợ ở các nước đang phát triển . Đã có rất nhiều nghiên cứu và những biện pháp khắc phục được nêu ra trong suốt ‘’thập kỷ chống đói nghèo’’. Đề tài đã tiếp thu được những kiến thức quý giá từ những nghiên cứu trước bằng việc áp dụng thực tế lên đối tượng nghiên cứu Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quan Hoá.

    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Phân tích và báo cáo kết quả hoạt động cho vay xoá đói giảm nghèo của chi nhánh Quan Hoá ngân hàng chính sách Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012. Từ đó đưa ra những nhận xét, nhận định và những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay xoá đói giảm nghèo ở huyện Quan Hoá.
    Nhằm hiểu biết nhiều hơn những kiến thức về cách viết một bài nghiên cứu, về hoạt động tín dụng của ngân hàng .


    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
    Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động cho vay xoá đói giảm nghèo của ngân hàng chính sách huyện Quan Hoá
    Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn huyện Quan Hoá
    Thời gian nghiên cứu : Từ 2008 – 2012

    5. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu kết hợp với thực tiễn;
    Thống kê, điều tra, phỏng vấn

    6. Đóng góp dự kiến của đề tài
    Hệ thống hoá về mặt lý thuyết các nội dung về cho vay xoá đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
    Cung cấp một bức tranh thực tế về hoạt động cho vay xoá đói giảm nghèo ở huyện Quan Hoá, là tài liệu tham khảo tốt cho những đề tài có liên quan.
    Đề tài thể hiện sự vận dụng lý thuyết để giải quyết những vấn đề thực tiễn – là tham khảo tốt về phương pháp luận nghiên cứu khoa học cho sinh viên

    7. Bố cục của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, Bài viết gồm có 3 phần chính :
    Phần 1 : Cơ sở lý luận về tín dụng xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam
    Phần 2 : Hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Quan Hoá giai đoạn (2008-2012)
    Phần 3 : Đánh giá kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Quan Hoá


    PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
    1.1. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo
    1.1.1. Tổng quan về đói nghèo1.1.1.1. Khái niệm đói nghèoTheo định nghĩa Quốc tế:
    Đói nghèo theo quan niệm trước kia: trước kia người ta thường đánh đồng nghèo đói và thu nhập thấp. Coi thu nhập là chỉ tiêu đánh giá sự nghèo đói của con người. Quan niệm này giúp xác định dễ dàng số lượng người nghèo dựa vào chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo. Nhưng thực tế chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo một phần trong cuộc sống. Thu nhập không phản ánh hết các khía cạnh của đói nghèo, quan niệm nghèo đói này vẫn còn nhiều hạn chế.
    Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho khu vực Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu, cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997).
    Theo quan niệm hiện nay: đói nghèo được hiểu và xem xét trên nhiều khía cạnh, hiểu sâu rộng hơn. Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á –Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức vào tháng 9-1993 tại Băng Cốc-Thái Lan đưa ra khái niệm về định nghĩa nghèo đói. Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối:
    Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được công nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán .
    Nghèo đói tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng.
    Ngoài ra trên khía cạnh kinh tế người ta còn định nghĩa nghèo đói là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...