Luận Văn Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp Xung đột pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp Xung đột pháp luật

    Giới thiệu chung
    A. MỞ ĐẦU
    Mỗi quốc gia đều tự xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng nhằm khẳng định chủ quyền cũng như bảo vệ quyền lợi cho công dân nước mình. Tuy nhiên, giữa các hệ thống pháp luật này luôn có sự khác nhau, thậm trí là trái ngược nhau do những nguyên nhân về điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội hay hoàn cảnh địa lý Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, ít hay nhiều các quốc gia sẽ xích lại gần nhau để cùng hợp tác và phát triển. Ở đó, xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều HTPL đồng thời đều có thể áp dụng đề điều chỉnh một QHPL nào đó. Do vậy, sẽ có những cách thức để giải quyết các xung đột pháp luật nói trên như: phương pháp xung đột, phương pháp thực chất. Tuy nhiên, việc làm rõ những ưu điểm, hạn chế của chúng hay thực tế áp dụng các phương pháp này trong Tư pháp quốc tế như thế nào? Và việc áp dụng cụ thể các phương pháp trên tại Việt Nam ra sao sẽ cho chúng ta một cái nhìn hoàn chỉnh hơn trong TPQT về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật cả về lý luận và thực tiễn.
    B. NỘI DUNG
    I. Khái quát về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
    XĐPL là một vấn đề quan trọng trong TPQT. Nó cũng là cơ sở để hình thành nên những phương pháp giải quyết XĐPL hay phương pháp điều chỉnh của TPQT. Có thể hiểu, phương pháp giải quyết XĐPL là việc các quốc gia lựa chọn một hệ thống pháp luật nào đó để áp dụng giải quyết một quan hệ phát luật phát sinh. Điều này có nghĩa là việc lựa chọn HTPL nào để áp dụng sẽ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Tòa án có thẩm quyền hoặc sẽ không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia quan hệ đó nữa. Đây cũng là mục đích của TPQT nhằm đảm bảo giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh một cách khách quan, trọn vẹn trên cơ sở hợp tác bình đẳng, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các quốc gia.
    Thực tế hiện nay, TPQT ở các nước đều có những cách thức và biện pháp rất riêng và đặc thù của mình để điều chỉnh và phân định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các QHPL dân sự mang tính chất quốc tế. Đó là hai phương pháp điều chỉnh, cụ thể:
    + Phương pháp xung đột
    + Phương pháp thực chất
    Nhìn chung, mỗi phương pháp lại có những ưu thế và hạn chế nhất định tác động hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Do đó, việc phối hợp cả hai phương pháp này một cách mềm dẻo, linh hoạt vào việc giải quyết các quan hệ Tư pháp quốc tế sẽ mang lại những tác động tích cực không chỉ đối với quan hệ đó nói riêng mà lớn hơn là tình hữu hảo, giao lưu, phát triển lâu dài giữa các quốc gia với nhau nói chung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...