Tiểu Luận phân tích ưu điểm và nhược điểm của pháp luật quản lí chất thải nguy hại

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC TrangA. LỜI MỞ ĐẦU .1 B. NỘI DUNG .1 I. Khái niệm về chất thải và chất thải nguy hại , quản lí chất thải nguy hại 1 1. Chất thải .1 2. Quản lí chất thải .1 II. Pháp luật về quản lí chất thải nguy hại 1 1. Khái niệm pháp luật về quản lí chất thải . 2 2. Các quy định của pháp luật về quản lí chất thải .2 a. Lập hồ sơ, đăng kí, cấp phép và mã số hoạt động quản lí chất thải nguy hại 2 b. Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại 2 c.Vận chuyển chất thải nguy hại 3 d. Xử lí, tiêu hủy chất thải nguy hại .3 e. Giảm thiểu chất thải nguy hại 3 f. Tái sử dụng chất thải nguy hại 3 g. Thu phí bảo vệ môi trường với chất thải nguy hại .3 h. Xử lí vi phạm pháp luật về quản lí chất thải nguy hại 3 III. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của pháp luật về quản lí chất thải nguy hại .4 1. Ưu điểm. 4 2. Hạn chế .6 IV. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lí chất thải nguy hại 9 C. KẾT LUẬN .10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

    III. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của pháp luật về quản lí chất thải nguy hại. 1. Ưu điểm. Pháp luật về quản lí chất thải nguy hại ở nước ta hiện nay có những ưu điểm sau đây: - Xây dựng và từng bước hoàn thiện pháp luật về quản lí chất thải nguy hại: Hiện nay số lượng văn bản pháp luật trong quản lí chất thải ở nước ta tương đối lớn. Như Luật bảo vệ môi trường 2005; Thông tư 12/2011 quy định về quản lí chất thải nguy hại .Ngoài ra Việt Nam còn tham gia các công ước quốc tế về quản lí chất thải nguy hại như: Công ước Marpol (29/8/1991), Công ước Basel (Việt Nam phê chuẩn ngày 13/5/1995), Nghị định thư Tokyo thuộc Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007-2010. Với hệ thống văn bản lớn, góp phàn qua trọng ngăn ngừa, hạn chế việc gia tăng số lượng chất thải nguy hại ra môi trường, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và môi trường sống. - Trách nhiệm của từng cơ quan trong quản lí CTNH được quy định rõ ràng, cụ thể: Thông tư 12/2011 dành hẳn một chương (Chương V) quy định trách nhiệm của các cơ quan trong quản lí CTNH. Cụ thể: Trách nhiệm của Tổng cục Môi trường (Điều 30), Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp (Điều 31), Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Chi cục Bảo vệ môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường phân cấp (Điều 32). - Việc quy định thẩm quyền cấp, điều chỉnh sổ đăng kí chủ nguồn thải cho Sở Tài nguyên & Môi trường hoặc Chi cục bảo vệ môi trường được phân cấp là hợp lí. Trước đây trong Quy chế quản lí chất thải nguy hại chỉ dừng lại ở việc quy định chung là thẩm quyền này thuộc về Bộ tài nguyên & môi trường và UBND cấp tỉnh mà không có sự phân định cụ thể nào. Và Thông tư 12/2006 quy định thẩm quyền chỉ thuộc về Sở tài nguyên và môi trường. - Quy định về thời điểm làm thủ tục cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải: Trước đây tại Thông tư 12/2006 chỉ quy định chủ nguồn thải có nghĩa vụ phải làm thủ tục cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải. Nhưng thủ tục này bắt buộc vào thời điểm nào thì không quy định rõ. Hiện nay pháp luật quy định cụ thể .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...