Luận Văn Phan tich ung xu cau kien trong CT chong dong dat

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN
    Đối với người kỹ sư thiết kế công trình chống động đất thì không đơn giản chỉ là giải quyết vấn
    đề phân tích, tính toán theo các quy phạm mà phải hiểu rõ được cách thức mà công trình bị phá hoại
    xảy ra trong thực tế các trận động đất. Vì vậy mà một kiến thức thực tế đối với ứng xử của nhà trong
    các trận động đất là rất quan trọng. Trong đề tài này chỉ đi sâu nghiên tác những tác động của động
    đất đối với công trình đó là những ứng xử của các bộ phận kết cấu, những dạng phá hoại, sự nguy
    hiểm xảy ra ở từng cấu kiện khác
    I. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘNG ĐẤT LÊN CÔNG TRÌNH
    1) Nội lực trong kết cấu:
    Động đất gây ra sự dịch chuyển của đất nền.Vì
    vậy một công trình nằm trên đó sẽ phải chịu sự dịch
    chuyển móng của nó. Theo định luật I Niutơn mặc dù
    móng của nó dịch chuyển theo sự dịch chuyển của đất
    nền nhưng phần mái của ngôi nhà có khuynh hướng
    đứng yên tại vị trí gốc ban đầu của nó. Nhưng vì
    tường và cột liên kết với mái nên chúng sẽ kéo theo sự
    dịch chuyển của mái. Điều này giống như khi bạn đi
    xe buýt, lúc đầu khi xe buýt chưa chuyển động thì cơ
    thể vẫn giữ nguyên vị trí nhưng khi xe buýt bắt đầu
    chuyển động chân của bạn sẽ di chuyển theo xe buýt
    nhưng phần cơ thể phía trên có khuynh hướng giữ
    nguyên vị trí ban đầu đã làm cho bạn bị ngã về phía
    sau khuynh hướng này tiếp tục giữ nguyên vị trí giống
    như là quán tính. Trong ngôi nhà thường thì tường và cột thì dẻo nên sự chuyển động của mái thì
    khác so với sự dịch chuyển của đất nền (hình 1).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...