Báo Cáo Phân tích từ vựng và ngữ nghĩa trong các mẫu quảng cáo tiếng pháp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH TỪ VỰNG VÀ NGỮ NGHĨA
    TRONG CÁC MẪU QUẢNG CÁO TIẾNG PHÁP
    THE LEXICAL AND SEMANTIC ANALYSIS OF FRENCH ADVERTISEMENTS






    TÓM TẮT
    Liên quan đến ngôn ngữ quảng cáo, đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến văn phong, cú pháp, hình thức diễn đạt trong thông điệp quảng cáo Điều khiến mọi người quan tâm hơn hết đó là những ngôn từ có khả năng thuyết phục được quý độc khán thính giả hay không? Một văn bản quảng cáo thành công là tác phẩm thu hút được khách hàng quan tâm đến sản phẩm dù chỉ là bằng ý nghĩ. Và để được mọi người ghi nhớ, các văn bản thường được biên soạn rất ngắn gọn nhưng súc tích, gợi hình ảnh mạnh mẽ. Các từ ngữ được sử dụng thường được chọn lọc rất kĩ để chúng có thể đảm nhận vai trò là mang ý nghĩa tượng trưng cho sản phẩm mà các
    nhà quảng cáo muốn nhắm đến.
    ABSTRACT
    Concerning the language of advertisement, there have been many studies about its style, syntax and forms of expressions in order to persuade a large number of the customers. A successful advertising work is the work that can give customers a deep expression, make them to be interested in the advertised product, and make it as their first choice. It will be easy for customers to remember the advertised product if the advertising words are compiled very brief, concise and powerful image. The advertising term is carefully selected, and it plays an important role to symbolize the product that advertiser wants to reach.






    1. Đặt vấn đề


    1.1. Lý do chọn đề tài
    Quảng cáo – một hình thức giới thiệu sản phẩm vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Đó là một dịch vụ đã có từ rất lâu, tồn tại qua nhiều thập niên, đổi mới theo từng bước đi của xã hội. Thật vậy, hẳn không ai trong chúng ta phủ nhận vai trò của quảng cáo đối với cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc. Với đủ mọi hình thức, quảng cáo len lỏi vào từng ngóc ngách xã hội, báo đài, truyền hình, và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Vì vậy chúng ta cần công bằng mà nhận định rằng quảng cáo chính là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội, bởi nó tác động một phần không nhỏ đến đời sống của con người.
    Tuy nhiên để hiểu rõ những yếu tố chứa đựng trong tác phẩm, khách hàng phải hiểu nắm được cấu trúc và ý nghĩa về tất cả các mặt giá trị của một văn bản quảng cáo. Một văn bản quảng cáo thường được được cấu thành bởi hai thành tố đó là hình ảnh và chữ viết , vì vậy để nắm bắt được ý nghĩa của văn bản quảng cáo, người đọc cần hiểu được nguyên lý, cách cấu thành, trật tự từ vựng trong quảng cáo. Nhằm giúp khách hàng có những cách thức nắm bắt được ý nghĩa của từ vựng học trong các văn bản quảng cáo, chúng tôi xin



    phép được đưa ra một số phương pháp phân tích cấu trúc từ vựng quảng cáo. Đó cũng chính là lý do chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ có thể đưa ra những phân tích hạn hẹp do kinh nghiệm còn non kém nhưng có thể giúp người đọc hiểu rõ phần nào ngôn từ trong quảng cáo.
    1.2. Đối tượng nghiên cứu
    Từ vựng trong các bài quảng cáo tiếng Pháp.


    1.3. Phạm vi nghiên cứu
    Các bài quảng cáo bằng tiếng Pháp.


    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp đọc tài liệu: thu thập tìm kiếm qua sách báo, các kênh thông tin, qua bài giảng, mạng internet.
    - Thu thập, tổng hợp các mẫu quảng cáo bằng tiếng Pháp trong nhiều lĩnh vực.
    - Phân tích những yếu tố từ vựng và ngữ nghĩa qua các mẫu quảng cáo bằng tiếng
    Pháp.


    - Phân loại theo mối quan hệ tương quan giữa các luận điểm trên.


    - Tổng kết và đưa ra kết luận.


    2. Nội dung


    2.1. Cơ sở lí luận
    2.1.1. Đặc điểm quảng cáo


    2.1.1.1. Định nghĩa


    Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn bản quảng cáo, trên nhiều góc độ như ngữ nghĩa, xã hội học, văn hóa Trong phạm vi đề tài này chúng tôi muốn đưa ra định nghĩa của quảng cáo xét trên góc độ văn bản “thông điệp quảng cáo là phần văn bản mô tả các đặc tính của dịch vụ, hàng hóa trên báo chí hay tiếp thị trực tiếp trên các sản phẩm. Văn bản quảng cáo thường có dạng là một đoạn văn vắn hay một mẩu tin đi kèm với hình ảnh minh họa của sản phẩm” [17].
    Theo Lý Tùng Hiếu [2, 52] “quảng cáo là hoạt động của các cá nhân và các tổ chức sản xuất và dịch vụ, sử dụng các phương tiện và phương thức truyền thông để thông báo cho công chúng về nhu cầu, khả năng của mình hoặc về lợi ích của những hàng hóa và dịch vụ nhất định nhằm gia tăng số lượng người tiêu dung, sử dụng các hàng hóa và dịch vụ đó”
    2.1.1.2. Phân loại


    Có nhiều loại quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, theo cách phân loại của Lý Tùng Hiếu [2] thì các phương tiện quảng cáo gồm: quảng các trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền tin, các loại ấn phẩm, các loại bảng biểu, các pa-nô, áp phích, các phương tiện quảng các thương mại khác. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến quảng cáo trên các ấn phẩm báo chí Pháp.



    2.1.1.3. Đặc điểm của quảng cáo


    Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng văn bản quảng có những đặc tính sau

    đây:





    - Tính sáng tạo: là khả năng sản sinh những tư tưởng và cách thức áp dụng các ý

    tưởng này vào hoạt động quảng cáo. Sáng tạo còn được định nghĩa là khả năng thu hút sự chú ý của khán giả vào một ý tưởng mới từ các ý tưởng vụn vặt [2].
    - Sao chép trong quảng cáo: là việc chuyển đổi các bản sao giữa các sản phẩm nghệ thuật và khoa học, hay sáng chế cho các sản phẩm kinh tế và kỹ thuật [23].
    - Tính phóng đại: quảng cáo luôn luôn phóng đại những thuận lợi của sản phẩm và rất ít sản phẩm thể hiện được đúng như quảng cáo thổi phồng lên [8].
    - Tính hài hước: được các nhà quảng cáo tận dụng với hy vọng gây sự chú ý, hướng dẫn các nhận thức về tiêu dùng sản phẩm, tác động đến thái độ và tạo ra hành vi mua sắm. Trong điều kiện cuộc sống ngày càng tất bật, căng thẳng, nhất là tại các đô thị, việc tạo ra nụ cười thoải mái cho người tiêu dùng nhiều khi đem lại hiệu quả đáng kể trong cách tiếp nhận thông điệp quảng cáo [1].
    - Tính thẩm mỹ: những nhân tố thẩm mỹ đã xác nhận sự tin cậy của sản phẩm hơn chính bản thân sản phẩm đó [8].
    2.1.2. Đặc điểm của từ vựng và ngữ nghĩa trong quảng cáo


    Về từ vựng và ngữ nghĩa, văn bản quảng cáo thường được xét trên 4 phương thức cơ bản, đó là từ mới, từ vay mượn, sự chuyển nghĩa, mối quan hệ về nghĩa.
    2.1.2.1. Cách dùng từ mới


    Cách thức dùng từ mới trong văn bản quảng cáo được rất nhiều nhà quảng cáo sử dụng, một trong những cách phổ biến đó là:
    - Ghép chữ (mot-valise) là một sự chơi chữ hai từ với một phần chung và xáo
    trộn để tạo ra một từ ngữ mới. [8].


    - Sự thay đổi chính tả là những thay đổi chính tả cho phép ta hiểu nghĩa của từ này trong một từ khác [8].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...