Báo Cáo Phân tích tình trạng di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    TRANG
    LờI NóI ĐầU .1
    MỤC LỤC .3
    CáC Từ VIếT TắT 4
    TóM TắT BáO CáO 6
    I. BỐI CẢNH 9
    II. NGUỒN SỐ LIỆU DI CƯ 12
    2.1 Các nguồn số liệu về di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài 12
    2.2 Đánh giá chung về các nguồn số liệu .15
    III. BỨC TRANH DI CƯ CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI .17
    3.1 Các hình thái di cư chủ yếu ra nước ngoài 17
    3.1.1 Di cư lao động .17
    3.1.2 Di cư du học 20
    3.1.3 Di cư hôn nhân - gia đình .22
    3.1.4 Buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em .25
    3.2 Tình hình công dân Việt Nam ở nước ngoài 26
    3.2.1 Tình hình ở một số khu vực và nước đến chủ yếu .27
    3.2.2 Công tác quản lý, bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài 35
    3.3 Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài .37
    3.3.1 Tình hình làm ăn, sinh sống của kiều bào 37
    3.3.2 Vai trò của kiều bào đối với Tổ quốc .38
    3.4 Kiều hối 42
    3.4.1 Quy mô và vai trò của kiều hối .42
    3.4.2 Sử dụng kiều hối ở trong nước 46
    3.4.3 Triển vọng và chính sách kiều hố .46
    IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CầN QUAN TÂM .48
    4.1 Di cư trái phép, đưa người qua biên giới bất hợp pháp 48
    4.2 Lao động Việt Nam ở nước ngoài .49
    4.3 Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài 50
    4.4 Trẻ lai do các cô dâu Việt Nam sinh ra .52
    4.5 Nuôi con nuôi quốc tế 54
    4.6 Đấu tranh phòng chống buôn bán người 55
    4.7 Chảy máu chất xám .57
    4.8 Trở về và tái hoà nhập của công dân Việt Nam .58
    V. CHÍNH SáCH, PHáP LUẬT VỀ DI CƯ QUỐC Tế 60
    5.1 Thúc đẩy di cư hợp pháp, phòng chống di cư trái phép, đảm bảo di cư an toàn .60
    5.2 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoà 64
    5.3 Một số vấn đề về chính sách pháp luật của Việt Nam về di cư quốc tế .67
    5.3.1 Hệ thống chính sách, pháp luật về di cư . 67
    5.3.2 Phối hợp và tổ chức thực hiện 69
    5.3.3 Hợp tác quốc tế về pháp luật 71
    VI. KếT LUẬN .73
    VII. PHỤ LỤC .77
    VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
    GIỚI THIỆU
    3
    4
    BÁO CÁO TỔnG QuAn VỀ TÌnH HÌnH Di CƯ CỦA CÔnG DÂn ViỆT nAM RA nƯỚC nGOÀi
    ASEM Diễn đàn Á – Âu
    ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    Bộ LĐTB-XH Bộ Lao động Thương binh – Xã hội
    BBN Buôn bán người
    BBPNTE Buôn bán phụ nữ, trẻ em
    BCA Bộ Công an
    BNG Bộ Ngoại giao
    BQP Bộ Quốc phòng
    BTP Bộ Tư pháp
    CLS Cục Lãnh sự
    CHDC Cộng hoà dân chủ
    CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
    Chương trình 130/CP Chương trình phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em
    CPA Chương trình Hành động toàn diện
    EPS Chương trình cấp phép lao động nước ngoài
    EU Liên minh Châu Âu
    FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    HLHPN Hội Liên hiệp phụ nữ
    IOM Tổ chức Di cư Quốc tế
    JITCO Tổ chức hợp tác tu nghiệp sinh quốc tế của Nhật Bản
    MỘT SỐ TỪ ViẾT TẮT
    BÁO CÁO TỔnG QuAn VỀ TÌnH HÌnH Di CƯ CỦA CÔnG DÂn ViỆT nAM RA nƯỚC nGOÀi 5
    NVNONN
    ODA
    ODP
    PCA
    TANDTC
    UAE
    UBND
    UBNN
    UNHCR
    UNICEF
    UNIAP
    UNODC
    USD
    VKSNDTC
    VJEPA
    WB
    WTO
    6
    BÁO CÁO TỔnG QuAn VỀ TÌnH HÌnH Di CƯ CỦA CÔnG DÂn ViỆT nAM RA nƯỚC nGOÀi
    TóM TẮT
    Việt Nam đang bước vào thời kỳ chiến lược phát triển mới, hội nhập ngày càng sâu rộng
    vào đời sống quốc tế trong bối cảnh thế giới đang có những thay đổi rất nhanh, phức tạp
    và khó lường. Tình hình trên cùng với khát vọng chính đáng của người dân mong muốn có
    một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình đã làm cho dòng chảy di cư của công
    dân Việt Nam ra nước ngoài trở nên hết sức đa dạng, quy mô và hình thái di cư gia tăng.
    Việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật về di cư
    giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Chính sách pháp luật về di cư sẽ không đạt hiệu quả như
    mong muốn nếu việc xây dựng và hoạch định không phù hợp với thực tiễn và thiếu cơ sở
    khoa học. Nhận thức rõ vấn đề này, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã phối hợp với Phái
    đoàn Tổ chức di cư quốc tế (IOM) tại Hà Nội thực hiện Dự án “Xây dựng hồ sơ, cơ sở dữ
    liệu di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài”, với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh
    châu Âu (EU).
    Trong khuôn khổ dự án nói trên, từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2011, Cục Lãnh sự (Bộ
    Ngoại giao) đã phối hợp với nhóm chuyên gia của Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện
    và soạn thảo báo cáo Tổng quan về di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài. Trên cơ
    sở xác định, thu thập, xử lý và phân tích các số liệu di cư từ nhiều nguồn khác nhau, nhóm
    soạn thảo đã dựng nên bức tranh tổng quan về di cư, phân tích, đánh giá các loại hình di
    cư chủ yếu của công dân Việt Nam ra nước ngoài, từ đó thúc đẩy quá trình xây dựng, phát
    triển, tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam về di cư.
    Báo cáo cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm và một số khuyến nghị cần thiết nhằm
    phát huy vai trò của di cư quốc tế vì mục tiêu hội nhập và phát triển, hạn chế, giảm thiểu
    những tác động tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước
    ngoài.
    Dựa trên các kết quả và tư liệu nghiên cứu hiện có, nhóm soạn thảo đã đánh giá tổng
    quan thực trạng di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài kể từ sau khi có các chính
    sách Đổi mới năm 1986, trong đó đặc biệt tập trung vào những hình thái di cư trong giai
    đoạn 5-10 năm trở lại đây, đặt trong bối cảnh Đối Mới, phát triển và hội nhập quốc tế của
    đất nước1.
    Trong phần đầu, báo cáo tổng quan đã xem xét đánh giá các nguồn số liệu về di cư quốc
    tế ở Việt Nam hiện nay. Việc thu thập, chia sẻ, sử dụng và khai thác các số liệu di cư còn
    nhiều hạn chế. Do chưa có những tiêu chí thống nhất về nội dung, cấu trúc và quy trình
    thu thập, nên các số liệu liên quan đến các đối tượng di cư khác nhau, thiếu chính xác,
    không đồng nhất và chưa đầy đủ, hầu hết các số liệu đều không được phân tổ chi tiết, mục
    đích di cư ra nước ngoài không được làm rõ. Đây là khó khăn rất lớn cho việc tổng hợp và
    phân tích dữ liệu phục vụ cho việc hoạch định chính sách di cư. Vì vậy, nhiệm vụ thu thập,
    phân tích, đánh giá số liệu và tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài theo
    1Báo cáo không xem xét vấn đề nhập - xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam mặc dù đây cũng là một vấn đề nóng
    và còn nhiều bất cập trong công tác quản lý hiện nay.
    các bước chuẩn hóa tiêu chí, quy trình thu thập, quản lý, sử dụng và xây dựng cơ chế hợp
    tác chia sẻ dữ liệu về di cư giữa các Bộ, ban, ngành hữu quan, trên cơ sở đó để xây dựng
    chính sách, pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về di cư trong tình hình
    mới.
    Phần tiếp theo của báo cáo xem xét những vấn đề có liên quan đến di cư trái phép, lao
    động Việt Nam đi làm việc theo chương trình hợp tác, phụ nữ Việt Nam kết hôn với người
    nước ngoài, trẻ lai do các cô dâu người Việt sinh ra, vấn đề con nuôi quốc tế, di cư du học
    và vấn đề chảy máu chất xám, phòng chống buôn bán người, và trở về tái hoà nhập của
    công dân Việt Nam. Những hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động, bất cập trong
    quản lý hôn nhân quốc tế và cho con nuôi người nước ngoài, vấn đề “chảy máu chất xám”
    và diễn biến phức tạp của tình trạng mua bán người đang tiếp tục thách thức nỗ lực quản
    lý di cư hiện nay được báo cáo phân tích, xem xét. Đằng sau những rủi ro và khó khăn,
    thách thức là sự xung đột văn hoá và những quy định pháp lý phức tạp đối với công dân
    Việt Nam khi đi học tập, cư trú hay làm việc ở nước ngoài. Tuy có sự khác nhau giữa các
    nhóm di cư về đặc điểm riêng, song vấn đề nổi lên qua kết quả nghiên cứu này là cần tăng
    cường hơn nữa công tác bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước
    ngoài.
    Thực tế nói trên cho thấy, để có thể khai thác tối đa những tác động tích cực của di cư
    đối với phát triển, thúc đẩy di cư hợp pháp, bảo đảm di cư an toàn và bảo vệ quyền, lợi ích
    hợp pháp của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài thì việc xây dựng hệ thống chính
    sách, pháp luật đồng bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thực thi pháp luật,
    của bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực di cư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về di cư là
    những vấn đề hết sức cấp thiết. Để có thể thúc đẩy di cư hợp pháp, đảm bảo di cư an
    toàn, phòng chống di cư trái phép, nạn buôn bán người và tội phạm có tổ chức xuyên quốc
    gia liên quan, cần có kế hoạch triển khai, thực hiện tốt một số công việc cụ thể dưới đây:
    1. Rà soát lại hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến di cư nhằm
    sàng lọc, loại bỏ những quy định lỗi thời, chồng chéo, không phù hợp, bổ sung những quy
    định còn thiếu; cần sớm có kế hoạch, lộ trình xây dựng hệ thống chính sách pháp luật di
    cư đồng bộ, điều chỉnh toàn bộ các loại hình di cư và quá trình di cư của công dân Việt
    Nam ra nước ngoài; Cần sớm có chiến lược quốc gia và hệ thống chính sách pháp luật
    toàn diện, nhất quán và minh bạch về di cư quốc tế, tăng cường chia sẻ thông tin hiệu quả
    giữa các bộ, ngành hữu quan; tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế toàn diện, đặc biệt
    là việc hợp tác, chia sẻ thông tin về di cư; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức
    làm công tác quản lý di cư quốc tế.
    2. Mặc dù chính sách pháp luật của Việt Nam về di cư đang từng bước được hoàn thiện,
    còn rất nhiều quy định liên quan đến di cư hiện đang tồn tại dưới dạng văn bản dưới luật
    nên thiếu sự thống nhất, đồng bộ, hiệu lực pháp lý chưa cao. Cần hình thành các cơ chế
    giám sát và thực thi chính sách pháp luật về di cư có hiệu lực, hiệu quả nhằm tăng cường
    BÁO CÁO TỔnG QuAn VỀ TÌnH HÌnH Di CƯ CỦA CÔnG DÂn ViỆT nAM RA nƯỚC nGOÀi 7
    trách nhiệm của Nhà nước và các chủ thể có liên quan đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích
    hợp pháp của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài; nâng cao năng lực của của các Bộ,
    ngành có chức năng quản lý nhà nước về di cư theo ngành, lĩnh vực, đặc biệt phải xác định
    rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan làm đầu mối, chủ trì, thực hiện chức năng quản
    lý nhà nước trong lĩnh vực này và xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng
    lực, trách nhiệm, tận tuỵ và có tâm với công việc và người di cư.
    3. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền với hình thức và biện pháp phù hợp,
    hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của di cư cũng như sự đóng
    góp của người di cư đối với phát triển; về ý thức tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật
    nước nhập cư, khuyến khích, tạo thuận lợi cho việc hoà nhập của người di cư vào đời sống
    kinh tế xã hội ở nước tiếp nhận; tăng cường trách nhiệm của Nhà nước và các chủ thể có
    liên quan đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cần ban hành và
    thực hiện các sáng kiến chính sách từ trong nước nhằm khuyến khích du học sinh quay trở
    về, trọng dụng và sử dụng hiệu quả tài năng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
    cho đất nước.
    4. Tiếp tục nghiên cứu, thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận song
    phương về lao động, tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự và hôn nhân gia đình; nghiên
    cứu, phê chuẩn và triển khai thực hiện các văn bản pháp lý quốc tế về di cư, đặc biệt về
    di cư lao động nhằm tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân
    Việt Nam trong tất cả các giai đoạn của quá trình di cư và nhằm tạo khung pháp lý thúc
    đẩy việc hợp tác song phương, đa phương thực hiện các chuẩn mực quốc tế về di cư; tăng
    cường sự trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các chính phủ, các cơ quan chức năng, các tổ
    chức quốc tế hữu quan; thu hút sự tham gia của các tổ chức dân sự, các tổ chức của người
    di cư vào quá trình xây dựng, đối thoại, và giám sát thực thi chính sách, pháp luật và công
    ước quốc tế về di cư.
    8
    BÁO CÁO TỔnG QuAn VỀ TÌnH HÌnH Di CƯ CỦA CÔnG DÂn ViỆT nAM RA nƯỚC nGOÀi
    I. BỐI CẢNH
    Di cư từ lâu đã trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự di
    chuyển của công dân của một nước trong phạm vi lãnh thổ hoặc qua biên giới quốc gia là
    một trong những chủ đề quan trọng về chính sách, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và
    hội nhập quốc tế. Các dòng chảy của vốn, hàng hoá, thông tin qua biên giới giữa các quốc
    gia là điều không thể tránh khỏi. Cùng với những dòng chảy đó, các làn sóng lao động rời quê
    hương đi tìm những cơ hội kinh tế tốt hơn ngày càng gia tăng. Theo ước tính của tổ chức Di
    cư Quốc tế, năm 2005 có 240 triệu người di cư quốc tế, trong khi mười năm trước đó con
    số này chỉ là 60 triệu (IOM, 2005). Đương nhiên con số này chưa bao gồm nhóm di cư trong
    nước, với quy mô còn lớn hơn rất nhiều. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2050 sẽ
    có khoảng 290 triệu người di cư giữa các nước (UN, 2002). Có thể nói so với các nhân tố
    bất ổn chính trị, kinh tế - xã hội, chiến tranh, thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu thì các
    yếu tố kinh tế như thu nhập thấp, nghèo đói, thiếu việc làm và các lựa chọn mưu sinh là động
    lực chính trong quyết định di cư. Chênh lệch về mức sống, cơ hội có việc làm với thu nhập
    cao hơn ở trong nước đã thúc đẩy người dân di cư tìm những cơ hội mới, cho dù chỉ là tạm
    thời, ở nước ngoài. Di cư vì mục đích kinh tế là loại hình di cư nổi trội, đặc biệt trong điều kiện
    toàn cầu hoá và tự do kinh tế.
    Do sự gia tăng của già hóa dân số, do lao động bản địa không muốn làm những công việc
    “thấp kém”, nặng nhọc, độc hại, thu nhập thấp nên các nước nhập cư có nhu cầu rất lớn về
    sức lao động và dịch vụ do nhân công nước ngoài cung cấp. Nhiều nước lâm vào tình cảnh
    thiếu lao động nên phải hút các dòng nhập cư từ các quốc gia khác (ví dụ như ở Nhật Bản,
    Hàn Quốc, Xing-ga-po, Trung Quốc (Đài Loan), CHLB Đức, Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, .).
    Khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia và khu vực ngày càng giãn rộng trong bối cảnh
    toàn cầu hoá đã tạo ra nhu cầu lớn về di cư. Xu hướng người lao động đi làm việc có thời
    hạn (từ vài tháng cho đến vài năm) ngày càng phổ biến tại châu Á. Địa bàn tiếp nhận lao
    động chủ yếu đến từ châu Á là các nước vùng Vịnh Péc-xich, khu vực Đông Á (Trung Quốc
    (Đài Loan), Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản). Ngay tại Đông Nam Á, Sing-ga-po và đảo
    Ba-tam của In-đô-nê-xi-a, vùng bờ Tây Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Thái Lan đã thu hút một số lượng
    lớn lao động đến từ các nước xung quanh. Một số quốc gia châu Á như Băng-la-đét, Ấn Độ,
    Phi-lip-pin, My-an-ma và In-đô-nê-xi-a có nhiều công dân làm việc ở nước ngoài là với con số
    hàng chục triệu người. Rất nhiều lao động trong số này không có giấy tờ hợp pháp, và hầu
    hết trình độ tay nghề còn thấp, công việc không ổn định. Một trong những nguyên nhân của
    tình trạng trên là hoạt động của các cá nhân, tổ chức môi giới, tác nhân đáng kể thúc đẩy
    di cư và di cư trái phép. Đây sẽ là vấn đề tâm điểm trong nhiều năm tới khi toàn cầu hoá và
    hội nhập quốc tế trở thành một xu hướng chủ yếu.
    Việt Nam là nước đang phát triển, có dân số khoảng 86 triệu người, đứng thứ 13 trong
    số những nước đông dân nhất thế giới và thứ 3 tại Đông Nam Á, gần 75% lao động sống ở
    nông thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp, tiền công lao động rẻ, sức ép việc làm lớn,
    mỗi năm cần có thêm gần 1,71 triệu việc làm2. Trong khi đó, Chương trình giải quyết việc
    9
    2(Số liệu của Tổng Cục Thống kê và của Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội năm 2009).
    BỐI CẢNH
    làm quốc gia hàng năm vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu việc làm của người lao động.
    Với cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam là nước có lợi thế về sức lao động song đòi hỏi giải quyết
    việc làm và thu nhập ổn định là một thách thức lớn hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...