Thạc Sĩ Phân tích tính toán thủy văn và dự báo dòng chảy mùa cạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích tính toán thuỷ văn và dự báo dòng chảy mùa cạn

    Mục Lục
    Chương I. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên hệ thống sông Hồng
    I.1 Đặc điểm tự nhiện lưu vực hệ thống sông Hồng
    I.2 Đặc điểm khí hậu lưu vực sông Hồng
    I.3 Mạng lưới sông suối của hệ thống sông
    I.4 Tài nguyên nước hệ thống sông
    Chương II. Dòng chảy năm
    II.1 Sự biến đổi dòng chảy năm
    II.2 Phân phối dòng chảy trong năm
    Chương III. Dòng chảy mùa cạn
    III.1 Đặc điểm chung
    III.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy mùa cạn
    III.3 Lượng dòng chảy mùa cạn
    Chương IV. Tổ hợp dòng chảy mùa cạn đồng bằng sông Hồng
    IV.1 Nhiệm vụ tính toán thuỷ văn
    IV.2 Tình hình tài liệu
    IV.3 Dòng chảy năm
    IV.4 Dòng chảy mùa cạn
    IV.5 Dòng chảy ba tháng nhỏ nhất
    IV.6 Dòng chảy tháng nhỏ nhất
    IV.7 Dòng chảy ngày nhỏ nhất
    Chương V. Dự báo dòng chảy mùa cạn
    5.1 Đánh giá hiện trạng phương pháp, công nghiệp dự báo dòng chảy mùa cạn
    5.2 Ứng dụng phương pháp hồi quy đa biến xây dựng phương án dự báo dòng chảy mùa cạn
    5.3 Kết luận
    5.4 Dự báo thử nghiệm tại các trạm trên trong mùa kiệt 2004 – 2005

    Phụ lục

    Lời Mở Đầu
    Hệ thống sông Hồng - Thái Bình là hệ thống sông lớn nhất phía Bắc nước ta và đứng thứ hai trong toàn Quốc sau sông Cửu Long. Lưu vực có toạ độ từ 20[SUP]o[/SUP]đến 25[SUP]o[/SUP]30 vĩ bắc và 100[SUP]o[/SUP]7 đến 106[SUP]o[/SUP]7 độ kinh đông. Hạ lưu của hệ thống sông là vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ (đồng bằng sông Hồng) có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nối với nhau. Hệ thống sông Hồng - Thái Bình bao gồm 2 hệ thống chính: Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Hệ thống sông Hồng có một số phân lưu đổ vào sông Thái Bình do đó chế độ thuỷ văn, thuỷ lực cũng như nguồn nước của hai hệ thống liên quan chặt chẽ với nhau.
    Hệ thống sông Hồng -Thái Bình phía Bắc lưu vực giáp sông Trường Giang. Đông giáp lưu vực hệ thống sông Bằng Giang-Kỳ Cùng và vịnh Bắc Bộ. Tây giáp lưu vực sông Mê Công và sông Mã. Toàn bộ diện tích lưu vực khoảng 2 2169000 km trong đó diện tích nằm ở Trung Quốc là 81400 km, ở Lào là 1100 2 2km, và ở Việt Nam là 86500 km.
    Dòng chính sông Hồng và hai phụ lưu lớn nhất là sông Đà và sông Lô đều bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam và Tây Tạng của Trung Quốc. Những sông này chảy vào Việt Nam theo 5 nguồn chính: sông Nguyên (dòng chính sông Hồng), sông Lý Tiên (sông Đà), sông Đăng Điều (sông Nậm Na), sông Bàn Long (sông Lô) và sông Phổ Mai (sông Gâm). Các sông suối trong hệ thống sông chảy qua 23 tỉnh và thành phố ở Bắc Bộ.
    Như vậy lưu vực Sông Hồng-Thái Bình chiếm phần lớn diện tích phía Bắc Việt Nam và đồng thời cũng là hệ thống sông có nhiều phụ lưu lớn nằm ở vị trí trung tâm của Bắc Bộ nên nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta về nhiều mặt: Nông nghiệp, giao thông vận tải, khai thác và sử dụng nước cho công nghiệp và dân sinh. Mặt khác về thiên tai hệ thống Sông Hồng cũng ảnh hưởng lớn đến phía bắc nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...